Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn và lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa chính là một trong 5 đột phá chiến lược của tỉnh và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phát huy giá trị nền "Văn hóa Hòa Bình”

Hòa Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc của các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, là cái nôi của nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, với hơn 100 di tích đã được xếp hạng và nhiều lễ hội dân gian độc đáo. Những thế mạnh đó đang được tỉnh Hòa Bình tập trung khơi dậy và phát huy mạnh mẽ. Điều này đã từng bước đưa Hòa Bình trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và tặng hoa chúc mừng tỉnh Hòa Bình. Ảnh Lê Huệ

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và tặng hoa chúc mừng tỉnh Hòa Bình. Ảnh Lê Huệ

Chia sẻ với thành tựu tỉnh đạt được, tại Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long khẳng định: những năm qua, bên cạnh tập trung phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã rất quyết tâm quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình” gắn với phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa Hòa Bình trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước.

“Minh chứng rõ nét là tại sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024, hai di tích khảo cổ Hang xóm Trại (xã Tân Lập), Mái đá làng Vành (xã Yên Phú), thuộc huyện Lạc Sơn đã được quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Đây là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử, văn hóa qua hàng nghìn năm của nền văn hóa xứ Mường Hòa Bình”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh.

Để tiếp tục bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích quốc gia đặc biệt di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành nói riêng, thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị, tỉnh Hòa Bình tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác bảo vệ, quản lý di tích quốc gia đặc biệt di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành theo đúng quy định. Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu về giá trị di sản văn hóa Mường Hòa Bình và nền “Văn hóa Hòa Bình” tới nhân dân và bạn bè quốc tế. Trong đó, quan tâm nghiên cứu việc lập hồ sơ, đệ trình UNESCO ghi danh vào di sản thế giới.

Trong dịp này, tỉnh cũng khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng, do đó, tỉnh cần chú trọng tổ chức thực hiện hiệu quả nhằm giới thiệu hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, các điểm du lịch và bản sắc văn hóa các dân tộc của vùng đất Tây Bắc hùng vĩ; quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng; qua đó, tôn vinh, khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch của tỉnh.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ LÊ THÀNH LONG

Xác định văn hóa là một trong 5 đột phá chiến lược

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định, việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc là một trong những mục tiêu quan trọng. Trên cơ sở đó, tỉnh Hòa Bình đã và đang từng bước thực hiện các nhiệm vụ giải pháp khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh về văn hóa để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc. Phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc và nền “Văn hóa Hòa Bình”.

Theo Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long, thời gian tới, tỉnh Hòa Bình đã xác định văn hóa là 1 trong 5 đột phá chiến lược của tỉnh và sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; hình thành sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, du khách trong, ngoài nước về nền “Văn hóa Hòa Bình”, để di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng phát triển đất nước và kinh tế - xã hội của địa phương.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 xác định: “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”. Trong đó, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa, giá trị lịch sử là nhiệm vụ quan trọng. Tỉnh Hòa Bình có nhiều lợi thế để phát huy mạnh mẽ các giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, địa lý cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, trong đó di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành là một điểm nhấn, góp phần tạo sức lan tỏa của những giá trị của nền “Văn hóa Hòa Bình” đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Địa phương

Đội ngũ người có uy tín tích cực vận động người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn
Địa phương

“Điểm tựa” của bản làng xứ Thanh

Những năm gần đây, khắp các bản làng khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đang “trở mình”, vươn lên phát triển từng ngày; để có được những đổi thay đó, ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là những điểm tựa vững chắc. Do đó, tỉnh Thanh Hóa luôn chăm lo, thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ để những người có uy tín thực sự là “cánh tay nối dài” đắc lực của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Mô hình sân bay Long Thành. Ảnh: TL
Địa phương

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đô thị Long Thành

Tại Hội nghị chuyên đề về công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và phát triển đô thị sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt vừa được UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn nhấn mạnh: Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành và sông Đồng Nai được xác định là 2 lợi thế cực kỳ lớn của tỉnh trong quá trình phát triển. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đối với đô thị Long Thành sẽ là cơ sở khai thác, phát huy hết lợi thế phát triển.

Bắc Kạn nỗ lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển
Địa phương

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV vừa được tổ chức thành công đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trong công tác dân tộc giai đoạn tới. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc mong muốn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục lắng nghe và hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc ngày càng vững mạnh, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới trong tương lai.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức
Địa phương

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức

Phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18.11.1930-18.11.2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh những thành công của Thủ đô và đất nước trong năm 2024 có được là nhờ sự tin tưởng, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân.

 Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm
Địa phương

Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã không ngừng hoàn thiện, chuẩn hóa và luôn khẳng định là địa chỉ giáo dục tin cậy của các bậc phụ huynh, thế hệ học sinh. Trở thành một trong những cơ sở giáo dục dân lập điển hình, góp phần đưa ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) thành phố trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh.

Quang cảnh hội thảo
Trên đường phát triển

Sự kiện "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau” vẫn còn nguyên giá trị lịch sử

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954 - 2024), chiều 15.11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"

Sông Đốc rộn ràng không khí chào mừng ngày truyền thống hào hùng năm xưa
Trên đường phát triển

Sông Đốc hôm nay

70 năm trước, tại Sông Đốc đã diễn ra một cuộc chia ly ngời sắc đỏ, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, các học sinh miền Nam, cả những em bé vài tháng tuổi đã lên tàu tập kết ra Bắc với niềm tin "ra đi để trở về". 70 năm sau, Sông Đốc đã trở  thành một thị trấn sầm uất, những người ra đi năm xưa và những người ở lại đã chung tay thực hiện ước nguyện xây dựng quê hương đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời dạy của Bác Hồ.

Dự án chăn nuôi gà tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân
Trên đường phát triển

Thực hiện hiệu quả chính sách an sinh, giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, an sinh xã hội vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Bắc Giang quan tâm thực hiện. Đây chính là nền tảng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Giang đối với người dân nói chung và những đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Công ty TNHH Y tế Việt Tiến trúng 130 gói thầu tiết kiệm 0 đồng, thế chấp nhiều hợp đồng tại ngân hàng
Địa phương

Công ty TNHH Y tế Việt Tiến trúng 130 gói thầu tiết kiệm 0 đồng, thế chấp nhiều hợp đồng tại ngân hàng

Thời gian gần đây, Công ty TNHH Y tế Việt Tiến liên tục trúng hàng trăm gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị y tế tại nhiều địa phương. Trong đó có 130 gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm 0 đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này hiện đang phải thế chấp hàng loạt hợp đồng, tài sản tại ngân hàng để vay tiền.

Đồng bào dân tộc Dao (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến du khách tại Lễ hội hoa sim biên giới 2024.
Văn hóa - Thể thao

Khai thác hiệu quả tiềm năng văn hóa

Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.