Cần xử lý dứt điểm những kiến nghị xung quanh khuôn viên chùa cổ Linh Thông

Dư luận đang hết sức chờ đợi những chỉ đạo giải quyết dứt điểm của cơ quan chức năng liên quan đến hành lang khuôn viên chùa cổ Linh Thông ở phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, sau rất nhiều năm vẫn không thể xây được tường bao và Tam quan trước cổng...

Theo hồ sơ, chùa Linh Thông được xây dựng từ thế kỉ XVII, do Tể tướng Nguyễn Quý Đức, hiệu là Đường Hiên, tự Bản Nhân, người xã Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Nam (nay thuộc phường Đại Mỗ), phát tâm xây dựng. Di tích chùa đang được hoàn thiện hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý trình cấp có thẩm quyền xem xét để xếp hạng.

Giai đoạn 2015 - 2017, chùa được đầu tư kinh phí, nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện được Tam quan và tường rào.

anh-120241115091330-3187.jpg
Khu Tam quan trước cổng chùa cổ Linh Thông vẫn ngồn ngang nhiều năm qua

Theo đơn khiếu nại, phản ánh của người dân, những năm trước đây, tại khu vực hai bên cổng tam quan của chùa Linh Thông phát sinh tình trạng xây dựng công trình nhà ở, lều lán. Sau nhiều lần UBND xã Đại Mỗ (trước đây) nay là phường Đại Mỗ xử lý, một số công trình đã được giải toả, nhưng chưa dứt điểm, khiến khu Tam quan trước cổng chùa không thể bao lại được và không hoàn thiện được hồ sơ pháp lý để trình cấp có thẩm quyền xem xét công nhận chùa là di tích lịch sử.

"Từ năm 1993, UBND huyện Từ Liêm (cũ) đã có Kết luận thanh tra số 97/KL-TT, về việc một số vi phạm lấn chiếm đất chùa là vi phạm vào Điều 5 Luật Đất đai lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn không giải quyết, xử lý theo Kết luận, khiến tình trạng lấn chiếm kéo dài", bà Nguyễn Thị Chinh, trú ở tổ dân phố Tháp, phường Đại Mỗ, cho biết.

Rất nhiều đơn của người dân đã được gửi đi, và nhận được phản hồi từ phía cơ quan chức năng

Rất nhiều đơn của người dân đã được gửi đi, và nhận được phản hồi từ phía cơ quan chức năng

Được biết thời gian qua, công dân đã gửi nhiều đơn đến các cấp, cơ quan có thẩm quyền, trong đo có cả đơn gửi đến cơ quan chức năng của Bộ Công an, đề nghị xem xét giải quyết. Trên cơ sở đó, các đơn vị như Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra; Cục Cảnh sát hình sự; Cục An ninh chính trị nội bộ...đều đã có hồi đáp công dân về việc chuyển tiếp đơn đề nghị địa phương xem xét, xử lý theo thẩm quyền; và thông báo lại kết quả xác minh, giải quyết,

Ai đúng ai sai? Những tồn tại liệu có được giải quyết và bao giờ giải quyết? Trách nhiệm giải quyết thuộc cơ quan nào?...Đó là những câu hỏi, vấn đề ấy rất cần được phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm quan tâm, sớm xử lý dứt điểm...

Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững
Địa phương

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh bổ sung kịp thời giúp nông dân và các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp có điều kiện được tiếp cận, hấp thụ hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và thành phố.