Nâng tầm du lịch từ di sản văn hóa - lịch sử

Phát huy lợi thế có nhiều di sản văn hóa - lịch sử, làng nghề truyền thống, những năm gần đây, ngành du lịch TP. Cần Thơ đã có bước chuyển mình theo hướng chú trọng đầu tư phát triển du lịch văn hóa. Sự kết nối song hành giữa tài nguyên văn hóa bản địa và di sản văn hóa - lịch sử với du lịch đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, đưa ngành này vươn lên thành một mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Để văn hóa thấm sâu vào du lịch

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tính đến cuối năm 2021, thành phố có 37 di tích văn hóa - lịch sử được công nhận, gồm 14 di tích cấp quốc gia, 23 di tích cấp thành phố. Trong số này, có 4 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là: Văn hóa chợ nổi Cái Răng, Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy, Hò Cần Thơ và Hát ru của người Việt ở Cần Thơ. Bên cạnh đó, toàn thành phố hiện có khoảng 70 lễ hội, trong đó có khoảng 20 lễ hội truyền thống, diễn ra thường niên. Ở các địa phương còn có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời như làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ (quận Bình Thủy), làng nghề hủ tiếu (quận Ninh Kiều), làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, làng nghề đan lưới Thơm Rơm (quận Thốt Nốt).... Các làng nghề này đã và đang được các doanh nghiệp du lịch liên kết, hợp tác để phát triển du lịch.

Nâng tầm du lịch từ di sản văn hóa - lịch sử -0
Đền thờ Vua Hùng - một địa chỉ du lịch mang đậm dấu ấn văn hóa tại Cần Thơ

Để bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa - lịch sử, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch văn hóa, năm 2018, Thành ủy Cần Thơ ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU “Về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố”; Nghị quyết số 03-NQ/TU “Về việc đẩy mạnh phát triển du lịch”; UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND “Về bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn  hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch thành phố. Cần Thơ đến năm 2020”; gần đây nhất là Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 29.1.2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới; Đề án số 07-ĐA/TU ngày 28.12.2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển văn hóa TP. Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2030. Những chủ trương này không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, làng nghề truyền thống mà còn tạo nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, ngành văn hóa - thể thao và du lịch thành phố đã phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều tuyến du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa. Nếu như ở tuyến du lịch Ninh Kiều - Cái Răng, du khách được tham quan, tìm hiểu sản phẩm của các làng nghề đan đát, dệt chiếu, tham quan Di tích Chùa Ông, Ðình Thường Thạnh... thì ở tuyến du lịch Ninh Kiều - Bình Thủy - Ô Môn - Thốt Nốt, khách được trải nghiệm cách làm, thưởng thức sản phẩm từ các làng nghề hoa kiểng, bánh kẹo, bánh tráng, đan lưới, đan lọp, cơm rượu gắn với tham quan Ðình Bình Thủy, Ðình Thới An. Còn ở tuyến du lịch Ninh Kiều - Cái Răng - Phong Ðiền, những sản phẩm hoa kiểng, bánh hỏi mặt võng, nem nướng Cái Răng, Di tích quốc gia Hiệp Thiên Cung, khu di tích Chiến thắng Ông Hào, Giàn Gừa… là những dấu ấn di sản đất Tây Đô khó quên đối với du khách gần xa.

Một điểm du lịch thu hút đại đa số du khách khi đến thành phố sông nước Cần Thơ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Chợ nổi Cái Răng. Từ khi UBND quận Cái Răng triển khai đề án bảo tồn và phát triển di sản gắn với hỗ trợ thương hồ, quảng bá hình ảnh chợ nổi, nơi đây không chỉ có hình ảnh hằng trăm ghe tàu tấp nập mua bán trên sông; các dịch vụ ăn uống, quà lưu niệm, đưa đón khách tham quan mà nổi bật vẫn là hoạt động biểu diễn Đờn ca tài tử phục vụ du khách.

Trong nỗ lực nâng tầm du lịch từ di sản văn hóa, trong giai đoạn 2017 - 2020, thành phố đã thực hiện 3 dự án bảo tồn và phát huy di sản là: Nghiên cứu sưu tầm và phục dựng Lễ hội Ok-Om-Bok của đồng bào dân tộc Khmer, Lễ cúng bình an của người Hoa ở quận Cái Răng. Trong đó, riêng Bánh tét Cần Thơ đến nay đã vươn lên trở thành một sản phẩm văn hóa - du lịch tiêu biểu của thành phố.  Mới đây nhất, công trình Đền thờ Vua Hùng được khánh thành cũng đã trở thành một điểm sáng, thu hút khách du lịch, tuyến phố đi bộ Ninh Kiều mới đưa vào hoạt động cũng là điểm đến thu hút đông đảo du khách gần xa.

Ba nhiệm vụ trọng tâm

Trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc gắn với phát triển du lịch, UBND TP Cần Thơ thành phố đã có Kế hoạch số 89/KH-UBND, ngày 14.4.2021 về “Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025”, đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm là: bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và phát huy giá trị làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch địa phương.

Để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, thành phố sẽ tập trung hoàn thành quy hoạch, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo các công trình di tích lịch sử - văn hóa đã được phê duyệt theo đúng tiến độ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng, di tích có nguy cơ xuống cấp. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn, đội ngũ thuyết minh tại các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng.

Trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch, trong thời gian tới, thành phố khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể TP. Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.  

Bên cạnh đó, để phát huy tốt giá trị làng nghề gắn với du lịch, trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố sẽ tập trung đầu tư phát triển các làng nghề tiêu biểu trên địa bàn thành điểm đến trong các tour, tuyến du lịch; đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề gắn với du lịch; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phục vụ du lịch cho các làng nghề; tổ chức kết nối tour, tuyến du lịch gắn với tham quan, tìm hiểu làng nghề và giới thiệu một số sản phẩm tiêu biểu của làng nghề đến với các địa phương trong nước và thế giới.

Địa phương

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D
Địa phương

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D

Để phục vụ bố trí tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn Bão số 3, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã chủ trì kiểm tra thực địa, họp nghe báo cáo về quỹ nhà trống chưa sử dụng tại các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố. Qua đó, thống nhất chủ trương ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D (khoảng hơn 2.600 hộ dân) trên địa bàn.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cùng đoàn công tác kiểm tra điểm sạt lở trên sông Mã đoạn qua huyện Quan Hóa
Địa phương

Thanh Hóa chủ động, linh hoạt ứng phó bão lũ

Những ngày đầu tháng 9, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây giông lốc mạnh kèm mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các huyện miền núi. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng nặng; hàng trăm hộ dân bị cô lập trong nước lũ; nhiều tuyến đường bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng;… Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng các biện pháp ứng phó với mưa lũ đã được địa phương triển khai kịp thời...

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Nam Định: Bất động sản công nghiệp còn nhiều dư địa
Địa phương

Nam Định: Bất động sản công nghiệp còn nhiều dư địa

Với bối cảnh dòng vốn FDI tại Việt Nam duy trì tăng trưởng tốt nhờ lợi thế các chính sách ưu đãi thuế cùng với việc nhiều doanh nghiệp quốc tế đang dịch chuyển dần ra miền Bắc nhằm tìm kiếm các địa điểm mới cho sản xuất và chuỗi logistics, Nam Định trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư do còn nhiều dư địa dài hạn cho bất động sản công nghiệp với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Quảng Ninh: Sẽ có chính sách riêng, bao trùm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng do bão
Địa phương

Quảng Ninh: Sẽ có chính sách riêng, bao trùm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng do bão

Tỉnh Quảng Ninh sẽ có chính sách riêng, bao trùm để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản; nông, lâm nghiệp; các hộ kinh doanh dịch vụ, du lịch thương mại; các hộ liên quan đến sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo đảm các quy định hiện hành.

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
Địa phương

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản

Mới đây, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với Văn phòng đại diện tổ chức IM Japan tại Việt Nam và Trung tâm Lao động ngoài nước về việc phối hợp triển khai chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trên địa bàn Tỉnh.

Làm sạch dữ liệu và triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Địa phương

Làm sạch dữ liệu và triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai vừa phối hợp Công an huyện tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp về “làm sạch” dữ liệu và triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trên nền cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thái Nguyên: Xử phạt người thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về thiên tai
Hoạt động chính quyền

Thái Nguyên: Xử phạt người thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về thiên tai

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo người dân cảnh giác, nhận diện và không đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật. Các trường hợp đưa thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống thiên tai, gây hoang mang dư luận xã hội sẽ bị xử phạt theo quy định.

Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa ủng hộ 114,5 triệu đồng khắc phục hậu quả Bão số 3
Địa phương

Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa ủng hộ 114,5 triệu đồng khắc phục hậu quả Bão số 3

Thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, lãnh đạo tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức phát động, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc khắc phục hậu quả cơn Bão số 3. Qua đó, tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Văn phòng UBND tỉnh đã ủng hộ để chung tay chia sẻ, cứu trợ đồng bào các địa phương miền Bắc với tổng số tiền hơn 114,5 triệu đồng (bao gồm quyên góp tại chỗ và quyên góp 1 ngày lương).