Thanh Hóa chủ động, linh hoạt ứng phó bão lũ

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cùng đoàn công tác kiểm tra điểm sạt lở trên sông Mã đoạn qua huyện Quan Hóa
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cùng đoàn công tác kiểm tra điểm sạt lở trên sông Mã đoạn qua huyện Quan Hóa

Những ngày đầu tháng 9, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây giông lốc mạnh kèm mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các huyện miền núi. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng nặng; hàng trăm hộ dân bị cô lập trong nước lũ; nhiều tuyến đường bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng;… Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng các biện pháp ứng phó với mưa lũ đã được địa phương triển khai kịp thời...

157d3195811t43641l0.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cùng đoàn công tác kiểm tra điểm sạt lở trên sông Mã đoạn qua huyện Quan Hóa

Cán bộ, quân nhân vì dân phục vụ

Mường Lát - huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa với điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhưng luôn là địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong những đợt bão lũ càn quét. Bão số 3 đi qua để lại nỗi kinh hoàng cho các hộ dân ở bản Suối Phái, xã Tam Chung, huyện Mường Lát khi nhiều nhà dân bị sạt lở trong đêm. Chị Cứ Thị Giông vẫn nhớ như in cảnh tượng tan hoang lúc 2 giờ sáng: “Lúc đó mọi người vẫn đang ngủ say, nghe tiếng hàng xóm hô hoán và tiếng sạt lở ầm ầm, tôi giật mình tỉnh dậy và chỉ kịp bế con nhỏ chạy ra ngoài”.

Bản Suối Phái có 62 hộ với 395 nhân khẩu đều là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Sau cơn bão số 3, bản có 6 hộ dân bị thiệt hại nhà cửa, trong đó, hộ gia đình anh Chá A Dia thiệt hại nặng, không thể khắc phục được. Trong quá trình di chuyển, các hộ dân trong bản được cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS huyện Mường Lát, Tổ liên ngành, dân quân tự vệ xã Tam Chung đến hỗ trợ, giúp đỡ gia đình tìm chỗ ở tạm cho các hộ dân kịp thời, không để xảy ra thiệt hại về người. Chị Sùng Thị Nú xúc động chia sẻ: “Gia đình tôi cũng bị sạt lở, đất đá tràn hết vào nhà. Trong lúc cả gia đình lúng túng không biết làm thế nào thì các anh bộ đội và cán bộ xã đã đến kịp thời để đưa chúng tôi đến nhà văn hóa ở tạm”.

Trong những ngày qua, cùng với cấp ủy, chính quyền huyện, Ban CHQS huyện Mường Lát đã huy động 65 lượt cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và trên 150 lượt dân quân tự vệ các xã, thị trấn đến những bản xa xôi bị ảnh hưởng do bão số 3 để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiệt hại. Trung tá Trịnh Xuân Thành, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Mường Lát chia sẻ: “Ngoài chuẩn bị ứng phó với bão lũ theo phương châm 4 tại chỗ, ngay sau khi thiên tai xảy ra, chúng tôi đã phối hợp với các lực lượng khẩn trương di dời các hộ dân ở nơi có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn, bảo đảm lương thực, thực phẩm, ổn định đời sống cho bà con Nhân dân”.

Tại huyện Thạch Thành, trong bão số 3, huyện đã sớm chuẩn bị các phương án, phân công lãnh đạo chủ chốt trực tiếp xuống các địa bàn xung yếu để chỉ đạo di dời người dân ở những vùng ngập sâu đến nơi an toàn, hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra. Gia đình ông Lê Dũng (thôn Đa Đụn, xã Thành Trực) ở khu vực gần sông Bưởi nên năm nào cũng bị ngập. Ông Dũng chia sẻ: “Mỗi khi lũ về, nước ngập sâu, gia đình chúng tôi luôn được chính quyền và các lực lượng dân quân tự vệ, công an hỗ trợ vận chuyển đồ đạc, vật dụng thiết yếu, di chuyển đến nơi an toàn. Mặc dù thường phải di dời trong đêm, nhưng các đồng chí bộ đội, công an, cán bộ lúc nào cũng nhiệt tình, hỗ trợ người dân hết mình”.

Đến thời điểm ngày 12.9, mưa lớn vẫn đang diễn ra trên địa bàn huyện Thạch Thành; mực nước sông Bưởi vẫn đang ở trên mức báo động II và tiếp tục dâng; một số khu dân cư vẫn đang trong tình trạng nước ngập sâu; nhiều khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở làm ảnh hưởng đến Nhà dân. Chủ tịch UBND huyện Đinh Văn Hưng cho biết: “Với tinh thần không chủ quan, lơ là, “bảo đảm tính mạng và tài sản của người dân là trên hết”, huyện tiếp tục tổ chức trực ban 24/24, theo dõi chặt chẽ mực nước sông Bưởi và tình hình ngập úng; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn theo dõi các khu vực có nguy cơ sạt lở để sẵn sàng phương án sơ tán các hộ dân đến vị trí an toàn. Đồng thời, tổ chức lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ các hộ dân bị ảnh hưởng của thiên tai về lương thực, thực phẩm.

Sẵn sàng ứng phó lũ quét, sạt lở đất

Số liệu thống kê từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa cho thấy, đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã có 1 người chết, 2 người bị thương; 255 nhà bị tốc mái, ảnh hưởng do cây đổ, sạt lở đất; 144 nhà bị ngập nước; 2.706ha lúa bị ngập, đổ; 9 điểm trường bị ảnh hưởng; một số công trình giao thông, thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng do thiên tai gây ra. Ngày và đêm 12.9, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, mưa lớn cục bộ có thể gây lũ quét ở vùng núi thấp, sạt lở sườn dốc, ngập ở vùng trũng.

Trước những thiệt hại và diễn biến bất thường do mưa bão, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão. Trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: cứu chữa miễn phí cho người bị thương; tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân bị ảnh hưởng của thiên tai có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ phải đi sơ tán/di dời; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà ở; tuyệt đối không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở. Thực hiện nghiêm việc tuần tra, canh gác và hộ đê theo quy định, nhất là các tuyến đê sông Mã, sông Bưởi, sông Lèn, sông cầu Chày...

Những ngày này, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thường xuyên tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ và bảo vệ an toàn đê điều tại các huyện trên địa bàn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang khẳng định: Thời tiết đang còn diễn biến phức tạp, nhiều điểm có nguy cơ sạt lở cao, các địa phương cần thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để kịp thời tổ chức sơ tán người, tài sản của người dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét. Đồng thời, cử lực lượng chốt chặn tại điểm sạt lở nguy hiểm trên các tuyến giao thông, tại các ngầm tràn nước to, chảy xiết, đặt biển cảnh báo hai đầu... Bên cạnh đó, các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến các điểm sạt lở và có nguy cơ sạt lở, ứng trực 24/24 giờ, bố trí sẵn sàng nhân lực, vật lực để huy động ngay khi có bất thường xảy ra.

Địa phương

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Địa phương

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của thành phố.

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng
Địa phương

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng

Nhà văn hóa lao động (VHLĐ) tỉnh Đắk Lắk, trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh, là nơi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và là nơi thu hút người dân đến vui chơi, giải trí, sáng tạo. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, công trình hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, tạo nên một cảnh nhếc nhác, hoang tàn.

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn
Địa phương

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn

Công ty TNHH Long Thịnh là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thị xã Kinh Môn. Theo tìm hiểu trong nhiều năm qua, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 52 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 400 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức thấp.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.