Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản

Mới đây, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với Văn phòng đại diện tổ chức IM Japan tại Việt Nam và Trung tâm Lao động ngoài nước về việc phối hợp triển khai chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trên địa bàn Tỉnh.

Đoàn làm việc gồm có Giám đốc phụ trách Quốc tế IM Japan ông Komija Masabubo; Trưởng đại diện văn phòng IM Japan tại Việt Nam ông Nishizawa Hidezuku; Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước bà Phạm Ngọc Lan; Phó Trưởng phòng tuyển chọn lao động bà Nguyễn Thị Thu Hằng.

Trong khuôn khổ buổi làm việc, các bên đã thẳng thắn trao đổi, học tập, kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp để thúc đẩy, tăng cường phối hợp triển khai thực hiện chương trình IM Japan nhằm thúc đẩy gia tăng số lượng lao động tỉnh Nghệ An tham gia chương trình IM Japan trong thời gian tới.

1.jpg
Toàn cảnh buổi làm việc.

Chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản được thực hiện từ năm 2006 theo Thỏa thuận giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan). Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giao thực hiện Chương trình.

2.jpg
Phó Giám đốc Sở Ông Nguyễn Văn Nam thay mặt Lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An nhận món quà lưu niệm từ chương trình IM Japan.

Người lao động tham gia chương trình không mất tiền phí dịch vụ, chỉ phải nộp các khoản chi phí cá nhân, như xin cấp hộ chiếu, visa, chi phí khám sức khỏe, tiền ký túc xá trong thời gian tham dự khóa đào tạo dự bị và tự túc tiền ăn; được hỗ trợ tiền học phí và ký túc xá trong thời gian đào tạo chính thức.Việc này đã tạo điều kiện cho nhiều lao động của Việt Nam, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, khó khăn, lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có nguyện vọng đăng ký tham dự.

Tham gia chương trình, thực tập sinh Việt Nam được đào tạo tay nghề, rèn luyện kỹ năng và tác phong làm việc. Người lao động trúng tuyển sẽ tham gia các khóa đào tạo tại Cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước trong thời gian từ 4-8 tháng phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của các công ty tiếp nhận. Nhiều thực tập sinh sau khi hoàn thành chương trình về nước được giao đảm nhiệm các vị trí quản lý tại các chi nhánh của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam hoặc tự khởi nghiệp thành công.

Người lao động đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản gọi là thực tập sinh, được tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong thời gian 3 năm; được hưởng mức lương cơ bản theo hợp đồng trong khoảng từ 125,000 Yên ~ 150,000 Yên/tháng; sau khi hoàn thành chương trình thực tập, về nước đúng thời hạn sẽ được Tổ chức IM Japan hỗ trợ 600.000 yên/người (tương đương khoảng 120.000.000 triệu đồng tiền Việt Nam) để khởi nghiệp. Sau 3 năm, các thực tập sinh có thể tích lũy mang về Việt Nam số tiền khoảng 500 triệu ~ 600 triệu đồng. Đây là số tiền có thể giúp thực tập sinh sau khi về nước có vốn để lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương nơi cư trú.

Đáng chú ý, trong năm 2023, trong tổng số 25.157 lao động đi làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài của tỉnh thì có đến 9.974 thực tập sinh đi làm việc ở Nhật Bản (chiếm 39,65%) và 8 tháng đầu năm 2024 là 13.600 người, trong đó lao động đi làm việc ở Nhật Bản là 3.822 người đứng thứ 2 (sau Đài Loan).

Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật
Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật

Ngày 7.10.2024, tại Cung Trí thức thành phố, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định về việc bổ nhiệm bà Khổng Thị Nhung - Nguyên Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Nhà báo và Công luận giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử (TCĐT) Thương hiệu và Pháp luật.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.

Hội nghị đối thoại doanh nghiệp FDI ở Hải Phòng
Địa phương

Đồng hành đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngày 5.10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) năm 2024. Hội nghị được tổ chức với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”