Đề xuất xã hội hóa kiểm định phòng cháy, chữa cháy

Nhiều doanh nghiệp đề xuất, Chính phủ nên nhanh chóng xã hội hóa công tác kiểm định, thẩm duyệt, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy để đẩy nhanh xét duyệt hồ sơ, sớm đưa công trình vào sản xuất kinh doanh.

7 hiệp hội doanh nghiệp gồm: Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày – túi xách Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, các bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.

Chưa giải quyết triệt để khó khăn

Các hiệp hội cho biết, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 220/CĐ-TTg ngày 5.4.2023 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy; Bộ Xây dựng cũng ban hành công văn số 1397/BXD-KHCN ngày 11.4.2023 về việc ý kiến thống nhất một số nội dung hướng dẫn QCVN 06:2022/BXD đã phần nào phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều vấn đề “chưa được giải quyết triệt để”.

Cụ thể, áp dụng Quy chuẩn 06:2022/BXD và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995, cơ sở sản xuất kinh doanh phải nâng bậc chịu lửa cho công trình; trong khi đó, hướng dẫn đạt được giới hạn bậc chịu lửa thì chưa được phổ biến cụ thể.

Đối với sơn chống cháy, quy định “kết cấu chịu lực được bọc bảo vệ bằng chất, vật liệu chống cháy”, phải sơn thêm lớp chống cháy 90p, làm tăng chi phí suất đầu tư khoảng 8%/m2 nhà xưởng. Tuy nhiên, thị trường hiện nay chỉ có một vài đơn vị cung cấp, tạo nên sự độc quyền, không bảo đảm giá bán hợp lý và thời gian chờ đợi lâu.

Về bể nước chữa cháy, theo quy định, doanh nghiệp muốn xây một nhà kho có diện tích từ 2.000 – 5.000m2 thì phải đầu tư một bể nước khoảng 400m3 mới có thể bảo đảm đủ nước cho công tác chữa cháy trong 3 giờ nhằm đáp ứng quy định về an toàn cháy.

Đại diện cho các hiệp hội, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VITAS cho rằng, yêu cầu này tăng quá cao so với quy định trước đây là chỉ cần bể nước từ 100 – 150m3. Như vậy, quy định mới không những làm tăng chi phí cho doanh nghiệp mà còn rất khó đáp ứng do doanh nghiệp đã xây nhà xưởng trước đây không đủ diện tích đất để xây bể nước lớn, cũng không thể thuê thêm đất bên cạnh do không còn đất trống.

Các doanh nghiệp cũng cho rằng, giải pháp chống cháy lan bằng cách ngăn tường, vách chống cháy trong cùng một khuôn viên xưởng không hợp lý khi trong xưởng là một dây chuyền sản xuất dài và liên tục, không thể xây tường cắt ngang. Hay quy định yêu cầu các nhà kho sát nhau phải có lối thông hành 5m xung quanh hoặc phải xây tường xung quanh nhà kho với chiều cao ngang với nóc nhà kho rất khó thực hiện do móng nhà cũ không thể gia cố thêm. Thậm chí, tường cao kín có thể còn ngăn cản các hoạt động cứu hộ, dễ bị sập đổ. Trong trường hợp này, có thể lắp đặt tấm ngăn chống cháy lan, vật liệu nhẹ thay thế…

Đáng chú ý, theo các doanh nghiệp, khi nâng tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy thì một số nhà bán bảo hiểm chần chừ, nâng giá hoặc không bán bảo hiểm…

Đề xuất xã hội hóa kiểm định phòng cháy chữa cháy -0
Một buổi tập huấn kỹ năng cơ bản cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại doanh nghiệp. Ảnh: Báo Bình Dương

Nhanh chóng cấp phép cho sản phẩm đủ tiêu chuẩn phòng cháy

Trước tình trạng trên, để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bãi bỏ, sửa đổi một số quy định hiện hành.

Cụ thể, đối với vật liệu, cấu kiện phòng cháy chữa cháy, cần nhanh chóng công bố và cấp phép cho nhiều sản phẩm đủ tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy để doanh nghiệp có nhiều thông tin lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đề nghị ưu tiên các sản phẩm trong nước tự sản xuất theo tiêu chí “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

“Tất cả các sản phẩm đã được cấp phép và công bố thì đương nhiên đủ tiêu chuẩn theo chất lượng nhà sản xuất chịu trách nhiệm trước pháp luật, không cần phải kiểm định lại tại nơi lắp đặt gây tốn thời gian và chi phí xã hội”.

Bên cạnh đó, Chính phủ nên nhanh chóng xã hội hóa công tác kiểm định, thẩm duyệt, nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy để đẩy nhanh xét duyệt hồ sơ, đưa công trình vào sản xuất kinh doanh. Hiện, chỉ có 2 đơn vị là Đại học Phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an) và Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) được cấp phép kiểm định nên các doanh nghiệp phía Nam phải gửi mẫu phẩm ra Hà Nội gây mất nhiều thời gian và chi phí.

Đối với các công trình đã hoàn thành, công trình dở dang hoặc công trình đã được xét duyệt dự toán, phương án phòng cháy chữa cháy thì được áp dụng theo các tiêu chuẩn trước đó, không làm thay đổi kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp.

Đối với nhà xưởng trong các khu chế xuất, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp cần cho phép sử dụng chung hệ thống phòng cháy chữa cháy của Ban quản lý khu công nghiệp xây dựng. Theo đó, các quy chuẩn về bể nước chữa cháy, hệ thống giao thông, bãi đậu xe, khu tập trung lánh nạn… được kết nối chung toàn khu hoặc nhóm nhà xưởng, giảm chi phí đầu tư của từng doanh nghiệp.

Cũng theo các hiệp hội doanh nghiệp, công tác góp ý, thẩm định thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu, kiểm tra phòng cháy chữa cháy không phụ thuộc vào các điều kiện về pháp lý đất đai như công trình xây dựng trên đất thuê, đất đang hoàn thiện pháp lý… mà căn cứ thực tế tồn tại của công trình. Điều này cũng góp phần sử dụng hiệu quả các công trình đã hoạt động trước nay.

Trong thời gian chờ sửa đổi các quy định và quy chuẩn phòng cháy chữa cháy, chỉ khuyến khích các doanh nghiệp có điều kiện áp dụng quy định mới ban hành, các doanh nghiệp khác được tiếp tục áp dụng các quy định, quy chuẩn cũ. 

Đặc biệt, Bộ Xây dựng cần nhanh chóng xem xét, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị và so sánh thực tế, sớm xây dựng và ban hành văn bản pháp luật mới như Thông tư, Nghị định thay thế các quy định cũ với tinh thần “các quy định phòng cháy chữa cháy phải bảo đảm an toàn về người và tài sản nhưng không làm ảnh hưởng và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế”, 7 hiệp hội doanh nghiệp mong muốn.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…