Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội:

Đẩy mạnh cải cách thể chế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân

Thảo luận tại Tổ, các ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ cần triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết của Quốc hội. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp, người dân.

Quan tâm các giải pháp kích cầu trong nước

Thảo luận tại tổ, ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, tình hình phát triển kinh tế năm 2024 có 5 điểm tích cực khi nền kinh tế đất nước duy trì được đà tăng trưởng năm 2023 tiếp nối sang những tháng đầu năm 2024; xuất nhập khẩu có tin hiệu tốt khi đã tương đương với giai đoạn trước đại dịch Covid-19; đơn hàng của các doanh nghiệp bắt đầu gia tăng; giải ngân đầu tư công 4 tháng đầu năm khá tốt; nợ công giảm thấp so với năm 2023... “Từ những điểm tích cực này, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt được mục tiêu đã đề ra cho năm 2024”, ĐBQH Hoàng Văn Cường nhận định.

Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng năm 2024 sẽ nhiều khó khăn hơn 2023 trong bối cảnh tăng trưởng sản xuất trong nước suy giảm khi doanh nghiệp tham gia thị trường thấp hơn so với những năm trước đây. Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng trong nước thấp hơn so với năm 2023 trong khi thị trường trong nước rất quan trọng... Đáng chú ý, áp lực lạm phát năm 2024 không hề nhẹ khi những tháng đầu năm gần đạt mốc 4% Quốc hội cho phép, chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp, giá vàng tăng cao…

Đẩy mạnh cải cách thể chế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân -0
ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu thảo luận tại Tổ

ĐBQH Hoàng Văn Cường đề xuất, cần quan tâm đến các giải pháp kích cầu trong nước, có chính sách tiếp tục miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, phí, lệ phí; có giải pháp cụ thể khơi thông hoạt động doanh nghiệp, để doanh nghiệp tin tưởng mở rộng kinh doanh, phát triển sản xuất.

Cho rằng, việc tăng giá vé máy bay tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giảm nhu cầu đi lại, khách du lịch, việc làm trong ngành du lịch, ĐBQH Bùi Hoài Sơn đề nghị, cần tìm nguyên nhân chủ quan, khách quan khiến cho giá vé tăng cao. Đại biểu cho rằng, cần có gói hỗ trợ cho hàng không (phí dịch vụ sân bay, đầu tư các trung tâm bảo dưỡng máy bay tại Việt Nam…) và du lịch để giảm giá vé máy bay.

Đẩy mạnh cải cách thể chế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân -0
ĐBQH Bùi Hoài Sơn (Hà Nội) phát biểu thảo luận tại Tổ

Riêng ĐBQH Phạm Đức Ấn nhìn nhận, mặc dù, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhưng người dân vẫn gặp khó khăn khi lãi suất ngân hàng cao. Do đó, việc phát hành trái phiếu để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sẽ giúp hạ được lãi suất cho vay để người dân có thể tiếp cận được hình thức nhà ở này.

Đẩy mạnh cải cách thể chế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân -0
ĐBQH Phạm Đức Ấn (Hà Nội) phát biểu thảo luận tại tổ

Đối với vấn đề giá vàng, đại biểu đánh giá, phải hết sức thận trọng trong công tác quản lý thị trường. Nếu chạy theo giá vàng quốc tế thì doanh nghiệp “mất nhiều hơn được”, rất dễ quay lại thời kỳ “vàng hóa” nền kinh tế. "Quản lý chặt chẽ là cần thiết, tránh chênh lệch cao giữa giá vàng và giá các mặt hàng khác", ĐBQH Phạm Đức Ấn nêu rõ.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các định mức, đơn giá

Theo đánh giá của ĐBQH, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, báo cáo của Chính phủ cần làm rõ thêm những hạn chế. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm, giải pháp phù hợp trong thời gian tới. “Công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn còn chậm, công tác giám sát tổ chức thực hiện các kế hoạch, dự án còn chưa thường xuyên và quyết liệt...", ĐBQH Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm dẫn chứng.

Ngoài ra, bên cạnh việc thống nhất với 5 quan điểm chỉ đạo và 11 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Chính phủ xây dựng, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đề nghị, cần chú trọng, quan tâm tiếp tục hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước và triển khai chính sách tiền lương mới có hiệu quả song hành cùng với ổn định phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh cải cách thể chế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân -0
ĐBQH, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội) phát biểu thảo luận tại tổ

Ngoài ra, một số ĐBQH thành phố Hà Nội đề xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả... Mặt khác, cần tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; củng cố, giữ vững vai trò và làm mới các động lực tăng trưởng chính, động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới...

Đáng chú ý, tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu còn cho ý kiến cụ thể vào công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023. Qua thảo luận, các ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng, tích cực trên các lĩnh vực góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số lĩnh vực còn một số tồn tại, hạn chế nhất định cần được phân tích, đánh giá kỹ lưỡng.

Đẩy mạnh cải cách thể chế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân -0
Lãnh đạo Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội chủ trì phiên thảo luận tại Tổ

Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, một số ý kiến đề nghị cần đẩy nhanh hoàn thành ban hành định mức, đơn giá trong các lĩnh vực tránh thất thoát, lãng phí; xử lý các vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là cơ chế tự chủ trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ; sớm ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu trong từng ngành, lĩnh vực...

Liên quan đến kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, các ĐBQH thành phố Hà Nội đều khẳng định công tác bình đẳng giới có nhiều bước phát triển quan trọng với hệ thống văn bản pháp luật, chính sách tiếp tục được hoàn thiện theo hướng bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; công tác truyền thông về bình đẳng giới tiếp tục được tăng cường... Bên cạnh các kết quả đạt được, các đại biểu cũng cho rằng tỷ lệ phụ nữ tham gia lĩnh vực chính trị còn chưa tương xứng với trình độ, năng lực của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. 

Thời sự Quốc hội

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Bảo hiểm thất nghiệp: Linh hoạt mức đóng, mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện để bảo đảm an sinh tốt hơn

Sáng nay, 9.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk).