Lưu ý công đoạn tỉa cành và bón phân
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện diện tích trồng sầu riêng cả nước ước đạt trên 110.000ha, tăng hơn 24% mỗi năm. Đây là tỷ lệ tăng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực hiện nay. Tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên cây sầu riêng đã và đang nhanh chóng mở rộng diện tích. Tuy nhiên, để sầu riêng phát triển bền vững, người trồng phải lưu ý đến quá trình chăm sóc, sự sinh trưởng của cây cũng như cân đối được dinh dưỡng cho cây.
Khí hậu ở Miền Đông Nam bộ có thời gian khô hạn rất dài thuận lợi cho sầu riêng ra hoa tự nhiên, nhưng cần phải có đủ nước tưới và có biện pháp làm tăng ẩm độ không khí sau khi cây ra hoa mới phát triển và đậu trái tốt được. Ở vùng này ngoại trừ đất đỏ bazan, số còn lại hầu hết nghèo hữu cơ, độ phì nhiêu thấp cần phải bón phân đầy đủ, cân đối cho sầu riêng.
Những việc cần phải làm cây sầu riêng ra hoa, đậu quả cần lưu ý đến tỉa cành và bón phân. Đối với tỉa cành, sầu riêng không ra hoa ở ngọn mà ra hoa trên thân và cành chính, vì vậy nguyên tắc tỉa cành phải giữ lại những cành chính khỏe mạnh cách mặt đất trên 50cm. Ngay sau khi thu hoạch cần tỉa cành lần thứ nhất, kết hợp với sửa tán. Cắt bỏ cành khô, cành bị sâu bệnh, ốm yếu bị che khuất trong tán và những cành mọc không đúng vị trí.
Khi cây quá cao (trên 7m) cần cắt ngọn để hãm bớt chiều cao, thuận lợi cho quá trình chăm sóc, thu hoạch. Khi tỉa cành, những vết cắt có đường kính trên 1-2cm cần được quét sơn, vôi hoặc thuốc trừ nấm hay dùng băng keo nilon bịt vết cắt sao cho không thấm nước. Sau mỗi lần cắt phải dọn vệ sinh cành, nhánh đã cắt để hạn chế mầm bệnh phát tán, có thể dùng vôi bột pha nước quét lên thân cây từ mặt đất đến khoảng 1m.
Đầu Trâu AT1, AT2 phù hợp cho sự sinh trưởng của cây sầu riêng
Sau khi tỉa cành để cây sầu riêng mau hồi lại sức, ra cơi đọt mới chuẩn bị cho vụ tiếp theo, cần bón phân NPK có tỷ lệ N và P2O5 cao. Nên sử dụng phân chuyên dùng Đầu Trâu AT1 để bón với liều lượng 1,5 - 2,5 kg/cây tùy theo tuổi cây. Với hàm lượng N cao, Lân ở mức vừa phải, Kali thấp và bổ sung các chất trung vi lượng hợp lý và cân đối , phân chuyên dùng Đầu Trâu AT1 giúp cây phục hồi bộ rễ nhanh sau khi thu hoạch. Bên cạnh đó, kích thích cây phát triển tốt tạo tiền đề cho vụ tiếp theo.
Nếu cây sinh trưởng kém có thể bổ sung thêm 0,2 - 0,4kg phân Đạm Vàng Đầu Trâu 46A+. Nếu đất chua có pH dưới 5,5 cần bón phân Đầu Trâu Bio Canxi để cải tạo đất và bổ sung vi sinh.
Sau khi sầu riêng đã có đủ lá (cơi đọt cuối), cần bón 1 đợt phân khoáng có tỷ lệ P2O5 và K2O cao để giúp cho lá mau già, chặn không cho cây ra đọt mới, đồng thời thúc đẩy phân hóa mầm hoa. Thời điểm này, nên sử dụng phân chuyên dùng Đầu Trâu AT2 để bón với liều lượng 1,5 - 2,5 kg/cây (1,5 - 2 tháng trước khi cho ra hoa). Với hàm lượng dinh dưỡng hợp lý, Đầu Trâu AT2 hỗ trợ cây sầu riêng ra hoa nhiều và đồng loạt, mặt khác còn giúp cây hạn chế rụng hoa.