Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp quốc tế đến dự Mekong Connect 2024

Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 với chủ đề “Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long – TP. Hồ Chí Minh và cả nước, hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới” đã thu hút nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp quốc tế đến dự.

2.jpg
Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 17 – 18.12.2024 tại trường Đại học An Giang

Chiều 10.12, UBND tỉnh An Giang, TP. Hồ Chí Minh cùng chủ trì buổi họp báo giới thiệu về những nội dung quan trọng và chuỗi hoạt động tại Diễn đàn Mekong Connect năm 2024.

Theo đó, Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 17 – 18.12.2024 tại Trường Đại học An Giang, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. Diễn đàn năm nay với chủ đề: “Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – TP. Hồ Chí Minh và cả nước, hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới”.

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với sự bảo trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ do UBND tỉnh An Giang và UBND TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức và chủ trì.

4.jpg
Bà Vũ Kim Hạnh Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Giám đốc Trung tâm BSA phát biểu tại buổi họp báo

Chia sẻ tại buổi họp báo, đại diện cơ quan điều phối, bà Vũ Kim Hạnh Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), Giám đốc Trung tâm BSA nhấn mạnh, các từ khóa “Hợp tác”, “Liên kết”, “Hội nhập” và “Phát triển” đã trở thành tinh thần xuyên suốt qua các kỳ Mekong Connect. Đây cũng chính là định hướng chiến lược nhằm nâng cao chất lượng chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng của vùng ĐBSCL.

Theo bà Hạnh, năm nay, Mekong Connect 2024 tập trung vào 3 lĩnh vực trọng yếu gồm kinh tế, thương mại và công nghệ. Các hoạt động tại diễn đàn sẽ thúc đẩy liên kết giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành ĐBSCL, hướng tới phát triển xanh, bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới. Với 3 từ khóa chính “liên kết”, “phát triển bền vững” và “cạnh tranh mới”, Mekong Connect 2024 hứa hẹn mang đến nhiều nội dung phong phú, tạo sức bật cho các sáng kiến đổi mới.

Diễn đàn còn là nơi tập hợp các doanh nghiệp khởi nghiệp (trong nông nghiệp) xuất sắc của cả nước, nơi ra mắt Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh Nông Xanh 3 miền.

Ban tổ chức diễn đàn còn cho biết, diễn đàn năm nay có phái đoàn cao cấp là Chủ tịch OTOP Thái Lan, Chủ tịch một ban phát triển ngành của Hội đồng cố vấn phát triển kinh tế Hoàng gia Thái Lan, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Thái Lan và chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam – Thái Lan cũng đến tham dự chương trình “Giao lưu khởi nghiệp” sáng 17.12. Ngoài ra có các doanh nghiệp khởi nghiệp từ Singapore, Hàn Quốc, Malaysia... đến tham dự.

1.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng tại Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 năm nay sẽ là cơ hội nhằm khai thác tiềm năng bản địa từng địa phương, tăng cường sự kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác thiết thực giữa tỉnh An Giang với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành liên kết chuỗi giá trị, nắm bắt xu hướng thị trường, định hướng cho nông sản, ứng dụng công nghệ để kết nối chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh thương mại hóa nông sản và tăng cường hội nhập thị trường; kết nối tour tuyến du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu Việt Nam – Campuchia"

Sau buổi khai mạc Diễn đàn vào sáng 17.12, sẽ có nhiều hoạt động, sự kiện nổi bật, như: giao lưu “Những câu chuyện – hành trình khởi nghiệp” của những doanh nông xanh xuất sắc đã đạt giải trong 10 năm qua của Chương trình khởi nghiệp Xanh; giao lưu quốc tế, chia sẻ về những kinh nghiệm OTOP Thái Lan, kinh nghiệm đưa thương hiệu Việt Nam ra thị trường quốc tế…; phiên livestream bán hàng cho nông sản bản địa và nhiều bài tham luận xung quanh chủ đề Diễn đàn Mekong Connect 2024.

Đặc biệt là phiên toàn thể Diễn đàn Mekong Connect 2024 (sáng 18.12) với 2 buổi tọa đàm về “Nguồn vốn đầu tư cho liên kết bền vững” và “Nguồn nhân lực cho liên kết bền vững” bởi các diễn giả đầu ngành về kinh tế, thương mại, quỹ đầu tư… trong và ngoài nước trình bày.

Mekong Connect ra đời vào 2015, từ sáng kiến của Mạng lưới liên kết cấp vùng ABCD Mekong (An Giang – Bến Tre – Cần Thơ – Đồng Tháp) và sau đó có sự tham gia của TP. Hồ Chí Minh. Mekong Connect là một diễn đàn có mạng lưới liên kết vùng dành cho doanh nhân, nông dân, nhà quản lý, nhà làm chính sách, nhà đầu tư, giới truyền thông, chuyên gia và các đối tượng có mối quan tâm đặc biệt đến Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh. Mỗi năm tổ chức, lãnh đạo các tỉnh nòng cốt đều gặp nhau trước, thảo luận chủ đề và định hướng hành động của năm đó.

Đến nay, diễn đàn Mekong Connect đã thực hiện 8 lần, vào các năm: 2015, 2016, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023. Năm 2024 là lần thứ 9 diễn đàn được tổ chức, cũng là lần đầu tiên tổ chức ở tỉnh An Giang.

Kinh tế

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới
Kinh tế

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, kế thừa truyền thống gần 70 năm Anh hùng từ Trung đoàn Không quân vận tải 919, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Những con số ấn tượng sau 30 năm xây dựng và phát triển như vận chuyển 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng, đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước.

Các diễn giả tại diễn đàn
Kinh tế

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng

Mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới kéo nhu cầu điện năng tăng cao. Nếu không có giải pháp kịp thời phát triển nguồn điện, đặc biệt là điện sạch và bền vững, nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2026 - 2028 hoàn toàn có thể xảy ra. Trong bối cảnh này, việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các mục tiêu đã đề ra.

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng
Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng

Thời gian qua qua, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP. Hải Phòng. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.