Gần 5.000 nông dân, đại lý vật tư nông nghiệp Đồng Tháp được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững, có trách nhiệm

Hơn 3.700 nông dân, gần 1.000 đại lý vật tư nông nghiệp và 100 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nguyên tắc sử dụng và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm sau 3 năm triển khai chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp.

dong-thap-43.jpg
Hơn 100 đại biểu từ các cơ quan quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và BVTV, chính quyền địa phương, đại lý buôn bán vật tư nông nghiệp, nông dân.. dự Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Chương

Sáng 7.12, tại Đồng Tháp, Cục Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp và Hiệp hội CropLife Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai chương trình “Hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm tại Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2026” và Lễ ký kết hoạt động hợp tác năm 2025.

Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình hợp tác giữa ba bên nhằm thúc đẩy việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả cũng như các phương thức canh tác bền vững, có trách nhiệm.

Nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân và cộng đồng

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, tính đến hết năm 2024, chương trình đã tổ chức tập huấn cho hơn 3.700 nông dân, gần 1.000 đại lý vật tư nông nghiệp và 100 cán bộ kỹ thuật tại tỉnh Đồng Tháp về các nguyên tắc sử dụng và buôn bán thuốc BVTV an toàn, có trách nhiệm; cấp phát hơn 3.700 bộ đồ bảo hộ lao động cho nông dân sử dụng khi phun và pha chế thuốc.

Bên cạnh đó, 3 bên cũng đã phối hợp triển khai 6 mô hình sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm trên các cây trồng chủ lực của tỉnh bao gồm lúa, hoa cảnh, sầu riêng, ớt, xoài và cây có múi, với tổng diện tích mô hình đạt trên 350 ha và hơn 600 hộ nông dân tham gia.

Trong các năm đầu triển khai, các bên tham gia đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh phát động “Ngày hội thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng” trên địa bàn 12 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp. Chỉ trong hai năm 2022 - 2023, chương trình đã thực hiện 36 đợt thu gom tại các huyện và 8 đợt tại các mô hình, với tổng khối lượng thu gom đạt hơn 21 tấn bao gói.

Cùng với đó, chương trình thực hiện các hoạt động tuyên truyền, truyền thông, phổ biến kiến thức về sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm, thông qua phát hành nhiều tài liệu, tờ rơi, áp phích, quạt in thông tin, phát sóng chuỗi video hướng dẫn trên Đài truyền hình Đồng Tháp và lắp đặt các bộ pano tại các mô hình và các huyện sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh.

img-3291.jpg
Các đại biểu thăm quan mô hình sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm tại huyện Lai Vung, Đồng Tháp. Ảnh: Nguyễn Chương

Kết quả khảo sát do Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) thực hiện cho thấy chương trình đã cải thiện đáng kể kiến thức, thái độ, và thực hành của nông dân cũng như đại lý kinh doanh thuốc BVTV.

Đối với nông dân, dữ liệu ghi nhận mức độ hiểu biết rõ về thuốc BVTV tăng từ 6 - 34% tùy theo chủ đề được tập huấn. Các thay đổi tích cực cũng được thể hiện qua thực hành như lựa chọn, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốc; trong đó tỷ lệ nông dân chỉ mua thuốc theo kinh nghiệm hoặc thói quen giảm 21,7%.

Đối với đại lý thuốc BVTV, mức độ hiểu biết rõ về các quy định chung liên quan đến buôn bán, chất lượng thuốc BVTV và thu gom bao gói đều tăng từ 8 - 18% so với trước tập huấn, hơn 95% đại lý đã chủ động tư vấn nông dân sử dụng đồ bảo hộ lao động cũng như truyền đạt các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thuốc BVTV.

Hợp tác công – tư thúc đẩy thực hành sản xuất bền vững

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, nhấn mạnh: Tăng cường hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ tiên quyết và ưu tiên của Cục.

img-3290.jpg
Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Chương

Trong thời gian qua, Cục đã phối hợp với chính quyền các cấp và mạng lưới đối tác trong ngành BVTV xây dựng nhiều chương trình hành động, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về việc sử dụng an toàn và hiệu quả các vật tư nông nghiệp, trong đó bao gồm cả thuốc BVTV.

“Việc triển khai chương trình tại Đồng Tháp cũng như tại nhiều địa phương khác trên cả nước tái khẳng định các cam kết lâu dài của Cục nhằm theo đuổi các cam kết về phát triển nông nghiệp bền vững.

Sau 3 năm triển khai, sự tham gia và phản hồi tích cực của nông dân – đối tượng tiếp cận và hưởng lợi trực tiếp từ các lớp tập huấn, đã cho thấy hiệu quả và một số tác động bước đầu của chương trình; qua đó đề cao tầm quan trọng của hợp tác công – tư trong quá trình nâng cao nhận thức và thúc đẩy thực hành canh tác an toàn”, Cục trưởng Huỳnh Tấn Đạt đánh giá.

Cũng thông qua các phản hồi và chuyển biến tích cực trong quá trình thay đổi nhận thức của nông dân và đại lý về sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp ghi nhận những đóng góp và phối hợp hiệu quả của Cục Bảo vệ thực vật và CropLife Việt Nam.

238a71cb97162d487407.jpg
Ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Chương

Theo ông Huỳnh Tất Đạt, việc áp dụng các phương thức sản xuất bền vững không chỉ đem tới nhiều ý nghĩa quan trọng về kinh tế, sức khoẻ và môi trường, mà còn góp phần xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị nông sản của địa phương.

“Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các bên trong thời gian tới để triển khai thêm nhiều chính sách liên quan giúp nông dân gia tăng thu nhập, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp đã đề ra”, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp đề xuất.

Đại diện CropLife Việt Nam, ông Đặng Văn Bảo, Chủ tịch Hiệp hội, cho biết, tất cả công ty thành viên CropLife cam kết luôn tiến hành song song các hoạt động tập huấn khi giới thiệu và thương mại sản phẩm thuốc BVTV trên thị trường. Điều này nhằm tối đa hóa lợi ích, công dụng của sản phẩm cũng như giảm thiểu mọi rủi ro có thể có đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường và chất lượng nông sản.

“Cam kết này cho thấy sức khỏe và sự an toàn của những người tiếp xúc với thuốc BVTV là ưu tiên hàng đầu của CropLife cùng các thành viên cũng như thể hiện trách nhiệm và tầm nhìn của chúng tôi trong việc hỗ trợ an ninh lương thực và hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững", Chủ tịch Hiệp hội CropLife Việt Nam bày tỏ.

54afa11667cbdd9584da.jpg
Ông Đặng Văn Bảo, Chủ tịch Hiệp hội CropLife Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Chương

Đại diện CropLife Việt Nam cũng hy vọng, thành công của chương trình hợp tác triển khai tại Đồng Tháp sẽ tiếp tục được lan tỏa, nhân rộng và kêu gọi được sự tham gia tích cực hơn từ các đối tác trong chuỗi giá trị - hướng tới các mục tiêu chung về canh tác nông nghiệp hiện đại, bền vững và có trách nhiệm.

Mở rộng chương trình sang các cây trồng chủ lực khác

Tại Hội nghị, Cục Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp và Hiệp hội CropLife Việt Nam tiếp tục ký kết hoạt động hợp tác năm 2025 nhằm tiếp nối và nâng cao các kết quả đã đạt được trong 3 năm qua.

img-3289.jpg
(Từ trái qua phải) Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vậy Huỳnh Tấn Đạt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp Huỳnh Tất Đạt, Chủ tịch Hiệp hội CropLife Việt Nam Đặng Văn Bảo ký kết hợp tác năm 2025. Ảnh: Nguyễn Chương

Năm 2025, chương trình sẽ mở rộng mô hình sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm sang các cây trồng chủ lực khác, phù hợp với định hướng xuất khẩu của tỉnh; triển khai tập huấn về an toàn khi sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) để phun thuốc BVTV; giới thiệu và hướng dẫn nông dân tham gia chương trình đào tạo trực tuyến về sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, dự kiến sẽ được Cục BVTV ban hành trong thời gian tới.

Các bên cũng sẽ phổ biến thông tin và hỗ trợ Đồng Tháp xây dựng hồ sơ xin tài trợ từ Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam theo quy định EPR, nhằm tạo nguồn lực ổn định và lâu dài cho hoạt động thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

Những điểm mới này không chỉ giúp người dân làm quen và tiếp cận với các cải tiến trong lĩnh vực BVTV mà còn thúc đẩy việc áp dụng một cách an toàn và có trách nhiệm.

Trong khuôn khổ hội nghị, hội thi “Nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm” thu hút sự tham gia và hưởng ứng tích cực của nông dân tại địa phương.

dong-thap-34.jpg
Bà con hào hứng với cuộc thi về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả. Ảnh: Nguyễn Chương

Hội thi không chỉ tạo ra sân chơi bổ ích, có tính tương tác cao, mà còn giúp bà con nông dân ôn tập lại các kiến thức đã được tập huấn; mà còn lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm – góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giữ gìn môi trường và hướng đến một nền nông nghiệp bền vững.

Xã hội

Được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động thất nghiệp sẽ giảm, đồng nghĩa với việc cơ hội có việc làm của người lao động sẽ tăng lên. Ảnh: VGP
Đời sống

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm

Cục Thống kê đã có báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I.2025. Theo đó, so với quý trước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tăng 0,2 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng 0,7 điểm phần trăm; thu nhập bình quân của lao động tăng và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm…

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững
Xã hội

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững

Hiện nay, việc tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động được tiếp cận nguồn vay để tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi qua nguồn vốn vay sẽ tạo việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, “giảm tải” cho Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động duy trì, ổn định công việc, nâng cao chất lượng đời sống người dân. 

Hà Tĩnh: Nhiều tuyến đường kết nối với Khu kinh tế Vũng Áng xuống cấp nghiêm trọng
Xã hội

Hà Tĩnh: Nhiều tuyến đường kết nối với Khu kinh tế Vũng Áng xuống cấp nghiêm trọng

Khu kinh tế Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh được xem là đầu tàu phát triển công nghiệp, là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của tỉnh này. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các dự án công nghiệp, hạ tầng giao thông tại đây đang rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và an toàn của người dân.

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế
Đời sống

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

Đoàn Thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa công bố Quyết định thanh tra số 07/QĐ-BHXH ngày 21.3.2025 về việc thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar
Đời sống

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar

Chuyến bay mang số hiệu VN9711 của Vietnam Airlines cất cánh tại sân bay Nội Bài lúc 13h00 ngày 8.4, vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar. Đây là lô hàng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gửi sang Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?
Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?

Sau hai lần tổ chức đấu thầu, gói thầu xây lắp hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã xác định được nhà thầu trúng. Nguyên nhân là liên danh đối thủ bị loại vì hồ sơ thiết bị và nhân sự chủ chốt không đáp ứng yêu cầu, khiến tính cạnh tranh gần như không còn.

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).