Đạp xe diễu hành hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Sáng 23.3, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF Việt Nam) ra quân diễu hành đạp xe hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024.

Đoàn thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 -0
Các đại biểu cùng Đoàn Thanh niên tham dự sự kiện

Tham dự chương trình có: Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường Tống Thị Minh; Quản lý dự án, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên WWF Việt Nam Phạm Thị Việt Hà, cùng đông đảo các Đoàn viên thanh niên các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường…

Các hoạt động được tổ chức nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu  hướng tới một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của cộng đồng trong hành trình hướng tới mục tiêu Net Zero.

Đoàn thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 -0
Các đại biểu tham dự sự kiện 

Hiện nay, các hoạt động thường ngày đang góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường, lượng phát thải carbon vào không khí hiện nhanh hơn so với khả năng hấp thụ của rừng và đại dương. Theo báo cáo Ngân sách Carbon toàn cầu, ước tính các quốc gia sẽ thải ra tổng cộng 36,8 tỷ tấn CO2 từ nhiên liệu hóa thạch, nếu tính cả lượng khí thải trong việc sử dụng đất tổng lượng khí CO2 toàn cầu sẽ đạt 40.9 tỷ tấn. Thảm thực vật và các đại dương trên thế giới chỉ có thể hấp thụ khoảng 50% tổng lượng khí thải CO2. Đây là một trong những nguyên nhân chính để lại dấu chân sinh thái trong hơn nửa thế kỷ qua.

Hưởng ứng thông điệp của chương trình toàn cầu, Giờ Trái đất năm 2024 được tổ chức WWF Việt Nam phát động với chủ đề “Reducing Carbon foodprint towards NetZero - Giảm dấu chân Carbon – Hướng tới NetZero”. Thông điệp này nhấn mạnh vai trò quan trọng trong hành trình hướng tới Net Zero, đồng thời kêu gọi các quốc gia cùng hướng tới một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, trong đó áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, mở rộng các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn; giảm thiểu phát thải; chuyển đổi năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực; đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ nhằm giảm áp lực lên môi trường tự nhiên.

Đoàn thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 -0
Quản lý dự án, tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên WWF Việt Nam Phạm Thị Việt Hà phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại sự kiện, Quản lý dự án, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên WWF Việt Nam Phạm Thị Việt Hà cho biết: Năm nay, với sự đồng hành và bảo trợ của Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giờ trái đất 2024 lấy chủ đề “Giảm dấu chân carbon – Hướng đến Net Zero”, nhấn mạnh tính cấp thiết phải hành động ngay để giả thiểu các tác động tiêu cực của con người lên hành tinh, hướng tới hiện thực hoá mục tiêu Net zero và các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã đặt ra.

Giờ Trái đất kêu gọi mọi người lên tiếng và hành động vì thiên nhiên bằng nhiều hình thức đa dạng và sáng tạo nhất có thể. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ bé nhất như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết; sử dụng phương tiện giao thông công cộng; tiêu dung thông thái… cho đến những hành động vĩ mô hơn như thúc đẩy và triển khai các chương trình giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái rừng, sử dụng năng lượng tiết kiệm.

Với hành động, tham gia đạp xe hôm nay, chúng ta đều hiểu rằng đây chỉ là một hành động mang tính tượng trưng cho rất nhiều hành động nhỏ bền vững mà mỗi cá nhân có thể góp phần làm bảo vệ trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta…

Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Ứng phó với BĐKH thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới mục tiêu NetZero đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách của quốc gia, được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ ngành thực hiện. Phát huy sức trẻ, tinh thần đổi mới, sáng tạo, xung kích của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực hưởng ứng ra quân đạp xe nhằm lan tỏa hành động thiết thực trong việc giảm thiếu dấu chân carbon đến đông đảo cộng đồng người dân.

Đoàn thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 -0
Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường Tống Thị Minh kêu gọi Đoàn Thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường hưởng ứng Giờ Trái đất

Thay mặt đoàn thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường Tống Thị Minh kêu gọi các bạn thanh niên, bằng hành động cụ thể của mình có thể lan toả thông điệp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, tích cực tham gia bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái cộng đồng. Đây sẽ là những hành động đẹp đẽ của tuổi trẻ nhằm hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024, đồng thời để Tháng Thanh niên thực sự trở nên ý nghĩa, thiết thực hơn.

Đoàn thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 -0
Đoàn Thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường đạp xe để hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024

Với khí thế mới và tinh thần của tuổi trẻ, thay mặt Đoàn thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024. Đồng thời, kêu gọi các cơ sở Đoàn và mỗi đoàn viên, thanh niên hãy ra sức thi đua, thực hiện những công trình, phần việc ý nghĩa, thiết thực để mỗi ngày trôi qua là một ngày sống vì trái đất, mỗi hành động đều hướng đến mục tiêu NetZero.

Đoàn thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 -0
Đoàn Thanh niên đạp xe diễu hành ủng hộ Giờ Trái đất 2024

Tại buổi lễ, các đại biểu cùng Đoàn thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành đạp xe hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024.

Môi trường

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm
Môi trường

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm

Cùng với hoàn thiện khung chính sách, công tác xử lý các điểm nóng ô nhiễm được TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang triển khai quyết liệt, kết hợp lắp đặt camera giám sát và trồng cây xanh để ngăn ngừa tái diễn. Nhờ đó, công tác quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng
Môi trường

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng

Với sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương cùng sự tham gia của cộng đồng, huyện A Lưới, TP. Huế đã cải thiện hệ thống quản lý rác thải với 150 thùng rác phục vụ phân loại tại các điểm công cộng và cơ quan, xây dựng hai trạm tập kết rác thải, qua đó đóng góp hiệu quả vào công tác quản lý rác thải nhựa trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
Xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 13.4.2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần
Môi trường

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần

Chỉ còn gần 8 tháng nữa, quy định không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch sẽ có hiệu lực. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các bên liên quan để bảo đảm tiến độ đề ra.

Nông dân sử dụng phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Trả lại dinh dưỡng cho đất lúa

Đã đến lúc cần giải pháp quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn: biến rơm rạ thành phân bón hữu ích thay vì đốt bỏ, qua đó giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn
Môi trường

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn

Dự án Cống hóa và xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây, quận Ba Đình đoạn qua phố Giang Văn Minh, Phố Đội Cấn, thuộc phường Kim Mã và phường Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) được khởi công từ hàng chục năm trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Khu vực dự án bị biến thành điểm tập kết vật liệu xây dựng, rác thải, phế liệu..., hệ thống thoát nước không bảo đảm nên cứ mưa lớn là ngập khiến người dân tại đây nhiều năm phải sống chung với ô nhiễm.

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới
Xã hội

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới

Sáng 27.3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích
Kinh tế

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích

Kết hợp động cơ xăng và động cơ điện, xe ô tô hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm phát thải khí CO2. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để hướng người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam.