Đà Nẵng: Thành lập Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo

Ngày 26.1, UBND TP. Đà Nẵng đã công bố quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC).

Tham dự buổi lễ có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Nguyễn Văn Quảng; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng; Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh; cùng các Phó Chủ tịch UBND TP và đại diện các sở, ban, ngành, doanh nghiệp.

Trung tâm DSAC có 3 chức năng chính gồm: Đào tạo, bồi dưỡng lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo; hỗ trợ thu hút đầu tư trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo; liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Đà Nẵng thành lập trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo -0
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC)

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong nước tiên phong trong công nghiệp bán dẫn. Việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng là hướng đi đúng đắn trong việc phát triển ngành này.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xây dựng, phát triển mạng lưới trung tâm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia đến năm 2030 gồm 3 trung tâm tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh phù hợp với thế mạnh và đặc thù của từng vùng, đưa vào hoạt động muộn nhất vào năm 2025; 1 trung tâm nghiên cứu và chế tạo, đưa vào hoạt động muộn nhất vào năm 2027.

Tại lễ công bố, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh giao nhiệm vụ Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn DSAC nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về cơ cấu tổ chức hoạt động, đề án vị trí việc làm, củng cố kiện toàn bộ máy nhân sự và cơ sở vật chất cho DSAC trong tháng 2.2024.

Đồng thời, xây dựng lộ trình đầu tư Khu công viên phần mềm số 2, phấn đấu đưa vào sử dụng trong quý II.2024; đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ cho DSAC đáp ứng yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu thiết kê vi mạch và trí tuệ nhân tạo.

Bên cạnh đó, khẩn trương tham mưu thành phố dự thảo cơ chế chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo như: Đề án “Phát triển chip bán dẫn và vi mạch của thành phố Đà Nẵng”; Nghị quyết của HĐND thành phố về các cơ chế chính sách cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về Đà Nẵng làm việc để chuyển giao tri thức, kinh nghiệm về vi mạch, trí tuệ nhân tạo gắn với các hình thức thu hút làm việc ngắn hạn, dài hạn, liên kết trong đào tạo, nghiên cứu khoa học hoặc tham gia sự kiện, hội nghị, hội thảo tại thành phố…; Nội dung chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo thành phố Đà Nẵng trong nghị quyết Quốc hội về cơ chế đặc thù thành phố Đà Nẵng.

Ngay sau lễ công bố, UBND TP. Đà Nẵng cũng đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Đà Nẵng và Chính sách đón làn sóng đầu tư phát triển ngành thiết kế vi mạch, trí tuệ nhân tạo”. 

Trong khuôn khổ Tọa đàm, đại diện lãnh đạo TP. Đà Nẵng cũng đã thông tin về nội dung và lộ trình xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ cụ thể để phát triển ngành thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo mà thành phố đang triển khai thực hiện.

Cụ thể như dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 1.11.2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng tạo điều kiện để thành phố có thể khai thác được Công viên phần mềm Đà Nẵng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế vi mạch, trí tuệ nhân tạo, CNTT và TT tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, hạ tầng;

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19.6.2023 của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng; Dự thảo về Nghị quyết HĐND thành phố về các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chip vi mạch bán dẫn, chính sách thu hút chuyên gia, Việt kiều để làm việc chuyển giao tri thức hình thành nhân lực lõi lâu dài phục vụ hoạt động đào tạo kỹ năng…

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cũng thông tin về định hướng chính sách phát triển ngành vi mạch bán dẫn của Việt Nam và một số gợi ý đối với Đà Nẵng; đại diện Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn (VKU), Đại học Đà Nẵng - đại diện cho các cơ sở đào tạo của Đà Nẵng cũng đã nêu các đề xuất chính sách cụ thể cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.