Cùng con chữ hiện thực hóa ước vọng

Những ngày đầu năm, xin chữ giống như rước lộc xuân về nhà. Mỗi người xin chữ sẽ có mục tiêu trong cả năm, từ đó thêm động lực phấn đấu, hoàn thiện bản thân để hướng đến chân, thiện, mỹ.

Rước lộc xuân về nhà

10 năm nay thư pháp gia Bùi Chính Hưng, CLB Việt Tâm bút, không ăn Tết cùng gia đình mà đồng hành với Hội chữ Xuân tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Nét đẹp và ý nghĩa của hoạt động xin - cho chữ đầu năm khiến ông thay đổi dần suy nghĩ, bởi “ở góc độ nào đó hoạt động này đã tác động đến cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình và xã hội”.

Thư pháp gia Bùi Chính Hưng cho chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn. Ảnh: H.Sen
Thư pháp gia Bùi Chính Hưng cho chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn. Ảnh: H.Sen

Theo ông Hưng, xin chữ những ngày đầu năm giống như rước lộc xuân về nhà với nhiều điều may mắn, thuận lợi. Mỗi người xin chữ sẽ có mục tiêu trong năm mới, trợ duyên cho các sự kiện trọng đại trong cuộc đời, như kết hôn, chuyển đổi công việc, chuyển cấp, thi cử… từ đó họ có thêm động lực phấn đấu, hoàn thiện bản thân.

Lệ thường người già mong sức khỏe, người đi làm muốn ổn định công việc, học sinh thích thi cử đỗ đạt, học giỏi hơn, chăm ngoan hơn, có quyết tâm, kiên trì, rèn giũa, luyện tập để trở thành người có ích, đem lại nhiều giá trị cho cộng đồng và xã hội... Ai cũng muốn thông qua con chữ để hoàn thiện bản thân, gửi gắm niềm tin, ước vọng, khát khao, lấy con chữ làm động lực đồng hành trong cả năm, hiện thực hóa mục tiêu trong năm mới.

“Năm con rồng 2024, chúng ta đều mong muốn có một phép nhiệm màu như tích cá chép hóa rồng. Song để có được điều đó phụ thuộc vào nỗ lực của mỗi người. Nếu chúng ta đang chờ đợi cơ hội bứt phá thì cứ xin chữ, chơi chữ và theo đuổi ý nghĩa của những con chữ đó, tôi tin phép mầu sẽ xuất hiện với những ai không ngừng nỗ lực và luôn có niềm tin”, ông Hưng đưa ra lời khuyên.

“Chữ nhiệm thì thiêng, nghĩa ngộ thì đắc”

“Không có quy ước hay nguyên tắc chung, mẫu chữ chung giữa người xin và người cho chữ; cũng không có con chữ dành riêng cho công việc, độ tuổi hoặc nhóm người nhất định”, thư pháp gia Bùi Chính Hưng nói. Việc xin - cho chữ tùy thuộc ở mỗi người, mỗi hoàn cảnh. Đơn cử, với người xin chữ vì công việc, thêm cơ hội thăng tiến, ổn định kinh tế… thông thường có thể xin chữ Thuận lợi, song sẽ là chữ Quyết tâm, Mục tiêu, Ý chí, Kiên trì… nếu muốn có bước chuyển mình; chữ Tĩnh, Bền, An yên… khi muốn dừng lại.

“Tùy thuộc vào bối cảnh, con người cụ thể, ước vọng cụ thể, người cho chữ sẽ cố gắng tìm con chữ phù hợp. Có thể nói, qua tương tác với người xin chữ, người cho chữ sẽ cùng tìm giải pháp cho vấn đề của mỗi người. Như thế, con chữ sẽ có tác dụng, xứng đáng trở thành thú chơi đệ nhất như ông cha ta từng đúc kết: Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc”, ông Hưng cho biết.

Ông Hưng giải thích thêm, nếu chỉ nhìn vào vẻ đẹp của chữ thì khó có thể so bì với tranh vì tranh nhiều màu sắc, đa phong cách và muôn vàn phương pháp thể hiện. Tuy nhiên, mỗi con chữ lại toát lên những đường nét vi diệu, nghiêm cẩn, nghệ thuật, ẩn chứa nhiều điều. Từng có câu: Ở đâu có chữ, ở đó có nghĩa/ Chữ thấy người đọc, nghĩa nhận người xem/ Chữ nhiệm thì thiêng, nghĩa ngộ thì đắc/ Chữ chơi được nhắc, ngộ đắc hàng ngày. Mỗi con chữ sẽ mang đến một điều gì đó, giúp chúng ta sống ý nghĩa hơn, thậm chí thay đổi hành vi, hình thành thói quen, từ đó nhân lên nhiều lần giá trị của chân - thiện - mỹ.

Chơi chữ là phải lấy chữ làm đối tượng để tương tác, có nghĩa phải đọc hiểu, xem cảm, ngẫm ngộ, hành thụ. Rộng hơn, phải hiểu nghĩa của chữ, xem đường nét, hình hài, mỹ thuật của nó để cảm nhận ý nghĩa, nội hàm. Do đó, ai hiểu chữ nào chơi chữ đó sẽ có tác dụng nhiều nhất, bởi mỗi lần ta đọc con chữ, não bộ sẽ tương tác, nhập tâm, lâu dần sẽ biến thành hành động vô thức.

“Ở phương diện người cho chữ, tôi vui khi được đóng góp một phần công sức vào sứ mệnh truyền tải văn hóa truyền thống, lan tỏa rộng khắp ý nghĩa của nét đẹp chơi chữ ngày xuân. Tuy nhiên, thay vì chỉ dịp Tết đến xuân về hay vào những sự kiện quan trọng mới xin chữ, mà thú chơi này cần được thường xuyên mới khai thác đầy đủ hiệu quả của chữ Việt, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Vì vậy, tôi đã phát triển hệ thống Trò chơi chữ Việt, với khoảng 20 trò chơi, trong đó có Cờ chữ Việt, Chi chi chành chành - tên lửa thành công, Nhảy sạp tình yêu sự học, Thẻ chữ Việt… giúp người chơi đến với chữ nhẹ nhàng hơn, học mà chơi, chơi để học”, thư pháp gia Bùi Chính Hưng chia sẻ.

Văn hóa - Thể thao

Lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, đa dạng là nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc Việt Nam mà du lịch có thể khai thác
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Góc nhìn mới về tài nguyên cũ

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định du lịch văn hóa là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa; đồng thời phấn đấu phát triển du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong 8 tỷ USD tổng thu du lịch, đến năm 2030, chiếm 15 - 20% trong 40 tỷ USD tổng thu du lịch.

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Hoạt động trải nghiệm kết nối du khách với văn hóa địa phương
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Quan hệ cộng sinh đặc biệt

Mỗi địa phương, mỗi vùng, miền đất Việt đều sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng, giàu giá trị. Muốn đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa trở thành nguồn lực phát triển bền vững du lịch Việt Nam, thì phải biến những giá trị văn hóa thành sản phẩm thu hút đông đảo du khách.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.