Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật (thứ ba, bên phải) và lãnh đạo các đơn vị thực hiện nghi thức khai trương, đồng thời yêu cầu Cục Đường thủy nội địa đương Việt Nam duy trì tốt chất lượng các dịch vụ công trực tuyến |
Ngoài 27 dịch vụ trên, 100% các dịch vụ công hiện có thuộc phạm vi giải quyết của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam như lĩnh vực thuyền viên, phương tiện thủy, quản lý vận tải, kết cấu hạ tầng đường thủy, cảng bến, cấp phép phương tiện...đều đã đạt mức độ 3.
Cùng với các dịch vụ trực tuyến qua mạng internet, các Cảng vụ Đường thủy nội địa Trung ương trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đều đang thí điểm cấp phép cho phương tiện thủy vào, rời cảng bến từ xa bằng tin nhắn điện thoại. Trong năm 2017, có tới hơn 335.230 hồ sơ yêu cầu giải quyết, trong đó hồ sơ được đăng ký giải quyết qua mạng và qua tin nhắn điện thoại là 87.132 hồ sơ, chiếm 26,01%.
Nhằm ứng rộng rãi hình thức cấp phép trên, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông Vận tải cho phép áp dụng phần mềm cấp phép phương tiện thủy bằng tin nhắn điện thoại tại các cảng vụ đường thủy của địa phương.
Được biết, đây cũng là năm thứ 3, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Ngoài dịch vụ công trực tuyến, Cục đã và đang hợp tác với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cung cấp dịch vụ nộp hồ sơ và nhận kết quả hồ sơ như đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên tại bưu điện; Phối hợp với Tập đoàn Viettel cung cấp dịch vụ nhắn tin tự động để thực hiện dịch vụ công trong lĩnh vực đường thủy; thí điểm lắp đặt camera phục vụ điều tiết giao thông đường thủy.
Cùng với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh cũng đã triển khai dịch vụ công trực tuyến đối với hơn 22 thủ tục đường thủy thuộc phạm vi địa phương quản lý.