Sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả: Những kinh nghiệm quý báu từ cuộc cách mạng lớn của ngành Công an

tieu-de-7628.png

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của lực lượng Công an nhân dân là quá trình phát triển có tính lịch sử, khách quan, luôn đảm bảo tính kế thừa, sau mỗi lần cải cách kiện toàn càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ. Trong đó, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII là cuộc “cách mạng” lớn, toàn diện thể hiện tinh thần gương mẫu, đi đầu, chủ động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo; cách thức tiến hành thận trọng, bài bản, khoa học, khách quan; tạo tiền đề quan trọng để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả toàn diện các mặt công tác Công an.

tit-1.png

Ngày 19/8/1945, lực lượng Công an nhân dân (CAND) chính thức thành lập gồm: Sở Liêm phóng ở Bắc Bộ, Sở Trinh sát ở Trung Bộ, Quốc gia tự vệ cuộc ở Nam Bộ nhằm đáp ứng yêu cầu, tình thế cuộc cách mạng "ngàn cân treo sợi tóc", đối phó với “thù trong giặc ngoài”; kịp thời phát hiện, trấn áp, bóc gỡ nhiều tổ chức, đảng phái phản động, âm mưu đảo chính lật đổ chính quyền nhân dân do liên minh phản cách mạng Quốc dân đảng câu kết với thực dân Pháp tiến hành.

Ngày 21/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL thống nhất lực lượng Cảnh sát và Liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam Công an vụ thuộc Bộ Nội vụ và bố trí theo ba cấp: Nha Công an Việt Nam; Công an Kỳ; Công an tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ tuyệt đối an toàn cho chính quyền cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tiếp đó, trong giai đoạn “cao điểm” của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1948 – 1953), tổ chức bộ máy của CAND có 03 lần điều chỉnh, Nha Công an được đổi tên gọi thành Thứ Bộ Công an, sau là Bộ Công an. Riêng Nam Bộ, tổ chức của Công an gồm có: Sở Công an Nam Bộ, các Ty Công an tỉnh, Công an huyện, Ủy viên Công an xã.

anh-2215.png

Đất nước thống nhất, song trước những kế hoạch hậu chiến của các thế lực thù địch, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội vẫn hiện hữu, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 31-NQ/TW, ngày 02/12/1980 về nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới; tổ chức bộ máy của Bộ Công an được kiện toàn một bước theo Nghị định số 250/CP của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) gồm 04 Tổng cục (An ninh, Cảnh sát, Xây dựng lực lượng, Hậu cần) và 08 Vụ, Cục trực thuộc Bộ trưởng nhằm nhanh chóng tổ chức các nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng, củng cố chính quyền, phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; giữ vững ổn định chính trị, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bước vào thời kỳ đổi mới, CAND tiếp tục được xác định là lực lượng vũ trang tin cậy, sắc bén của Đảng, Nhà nước, là nòng cốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, yêu cầu xây dựng trở thành lực lượng “chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến năm 2014, tổ chức, bộ máy của Bộ Công an 06 lần được kiện toàn, thành lập thêm một số đơn vị trực thuộc Bộ để tổ chức chuyên sâu; hợp nhất một số Tổng cục để đảm bảo tập trung, thống nhất; nhằm chủ động hơn trong nắm, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, chính sách chiến lược quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, xử lý hiệu quả các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự, không để bị động, bất ngờ.

tit-2.png

Kế thừa thành tựu, kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, trưởng thành; quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chủ trương đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; căn cứ các quy định của Hiến pháp, pháp luật, ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, đứng đầu là Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an (nay là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) đã gương mẫu, đi đầu, chủ động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo; tiến hành từng bước thận trọng, bài bản, khoa học, khách quan trong nghiên cứu, tham mưu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động, hiệu lực hiệu quả, tiến tới kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong của Công an các đơn vị, địa phương tinh, gọn, mạnh. Đây được xem là một cuộc “cách mạng” lớn, toàn diện về tổ chức, làm thay đổi tích cực các mặt công tác của lực lượng CAND từ trước đến nay.

frame-161.png
Ngày 10/7/2023, Bộ Công an đã ban hành Đề án số 19/ĐA-BCA nhằm tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong của Công an các đơn vị, địa phương tinh, gọn, mạnh; tiếp tục giảm 279 đơn vị cấp phòng, 1.237 đơn vị cấp đội…

Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an đã chủ động nghiên cứu, tham mưu báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương, định hướng xây dựng Đề án “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Đề án số 106). Sau khi Đề án số 106 được thông qua, Đảng ủy Công an Trung ương tiếp tục tham mưu với Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15/3/2018 về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Đây là cơ sở đặc biệt quan trọng để Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.

frame-195.png
frame-167.png

Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và kiện toàn tổ chức bộ máy, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an quán triệt các nguyên tắc tổ chức, quản lý tập trung, thống nhất, chuyên sâu theo từng lĩnh vực công tác, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ và bố trí theo cấp hành chính; tiến hành tách cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức sự nghiệp; quy định rõ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng tổ chức, đơn vị Công an. Tổ chức bộ máy thống nhất từ Bộ đến Công an các địa phương theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”; quan hệ phối hợp hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng, các đơn vị và các cấp Công an ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.

Do đó, không chỉ tiếp tục khắc phục tình trạng cồng kềnh về tổ chức bộ máy, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ và sự chia cắt về địa bàn, lĩnh vực quản lý mà còn tạo cơ sở cho việc điều chỉnh, bố trí lại lực lượng, sắp xếp cán bộ, cơ cấu biên chế trong nội bộ một cách hợp lý, theo hướng tăng cường chất lượng, chuẩn hóa chức danh và xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực; tạo điều kiện tốt hơn để tập trung đầu tư, hiện đại hóa phương tiện phục vụ công tác và chiến đấu.

Thực hiện mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương quyết liệt triển khai xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy trên phạm vi toàn quốc. Đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy; khẩn trương hoàn thiện, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định có liên quan; tích cực phối hợp với các bộ, ngành trong việc tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy; quan tâm tăng cường bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho Công an xã, thị trấn chính quy. Công an các địa phương cũng triển khai nghiêm túc, quyết liệt, bài bản, khoa học trong việc triển khai điều động, bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Đến nay đã tăng cường hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ từ Bộ về Công an địa phương, từ Công an cấp tỉnh về cơ sở, trong đó có hơn 55,000 lượt cán bộ, chiến sĩ được điều động đảm nhiệm các chức danh Công an xã chính quy tại hơn 8.800 xã, thị trấn.

tit-3.png

Đảng ủy Công an Trung ương xác định công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo bộ máy hoạt động hiệu quả. Việc nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, đổi mới tổ chức bộ máy luôn được triển khai đồng thời với nghiên cứu, xây dựng các phương án bố trí, sắp xếp cán bộ. Do đó ngay sau khi triển khai Nghị định số 01/2018/NĐ-CP đã nhanh chóng hoàn thành việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, lãnh đạo chỉ huy cấp Tổng cục (cũ), cấp cục và cấp phòng; khẩn trương điều chỉnh cơ cấu cán bộ theo hướng tăng cường cho cơ sở.

frame-172.png

Cấp ủy, Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương làm tốt công tác chính trị tư tưởng; thường xuyên nắm bắt diễn biến tâm lý và giải quyết kịp thời trong quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy; đồng thời, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và kiên quyết xử lý, khắc phục sơ hở, yếu kém, khuyết điểm trong công tác quản lý cán bộ. Do làm tốt công tác này nên việc triển khai sắp xếp lại tổ chức bộ máy của lực lượng CAND đã nhận được sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên.

frame-174.png
frame-172-02.png

Vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, lực lượng Công an xã, thị trấn chính quy trong toàn quốc đã nhanh chóng triển khai bám cơ sở, bám dân, triển khai toàn diện các nội dung công tác một cách bài bản, qua đó đã tạo nên một luồng gió mới về công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở.

frame-175.png
Các cán bộ chiến sĩ Công an chính quy đến tận thôn bản vận động bà con tham gia bảo vệ an ninh trật tự.

Việc triển khai sắp xếp, tổ chức bộ máy những năm qua bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với CAND; không gây xáo trộn, gián đoạn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Công an các cấp; thực hiện triệt để nguyên tắc một cơ quan, đơn vị thực hiện nhiều việc và một việc chỉ có một cơ quan đơn vị chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; chức năng, nhiệm vụ của Công an các cấp được phân định rõ hơn, từ đó tạo điều kiện để trao quyền thực chất, đầy đủ, tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn cho các đơn vị; các hệ lực lượng được bố trí chuyên sâu, bám sát cơ sở, bám sát Nhân dân để nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, tăng cường công tác nắm tình hình và kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở; tăng cường cải cách hành chính, đưa các dịch vụ hành chính công về an ninh, trật tự đến trực tiếp với Nhân dân….

Qua đó, tạo tiền đề quan trọng để lực lượng CAND hoàn thành tốt nhiệm vụ; luôn được Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá “năm sau tốt hơn năm trước”, tiếp tục góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, lành mạnh cho phát triển kinh tế-xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước.

tit4.png

Cuộc "cách mạng" tổ chức bộ máy của lực lượng Công an những năm vừa qua, luôn có sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Đảng bộ Công an Trung ương, Bộ Công an và cán bộ, chiến sĩ đã có quyết tâm chính trị cao, đoàn kết thống nhất, kiên định và quyết tâm đổi mới, gương mẫu đi đầu, sẵn sàng hy sinh một phần quyền lợi cá nhân vì lợi ích chung; có sự phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ hiệu quả của các ban, bộ, ngành liên quan và sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân.

frame-174-02.png

Dù không có rào cản nhưng khi triển khai chủ trương lớn và mang tính lịch sử này, Đảng ủy Công an Trung ương đã xác định 03 khó khăn cơ bản, đó là: (1) Phát sinh những bất cập về hệ thống cơ sở pháp lý; (2) Khó khăn trong bố trí, sắp xếp đội ngũ lãnh đạo chỉ huy; (3) Thực hiện chế độ chính sách, ổn định tư tưởng, tâm tư tình cảm cho cán bộ, chiến sĩ tại những đơn vị giải thể, sáp nhập; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã... Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, những vấn đề trên đã được giải quyết căn cơ. Đây là kết quả rất quan trọng, dựa trên những nỗ lực và quyết tâm cao của tập thể Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương.

frame-185-5619.png
tit-5.png

Chia sẻ với báo chí về những kết quả trong triển khai Nghị quyết số 18 của lực lượng CAND, sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị định 01, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an (nay là Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng) đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

frame-186.png
frame-192.png
frame-1740.png

Tinh gọn bộ máy là cuộc cách mạng lớn mà lực lượng Công an nhân dân đã tiên phong đi trước, mở đường, là bước đi quan trọng trong việc hiện đại hóa lực lượng, không chỉ tạo tiền đề hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự mà còn giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên số, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.

Thời gian tới, lực lượng Công an nhân dân tiếp tục gương mẫu, đi đầu trong quán triệt thực hiện các quyết nghị, chủ trương chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí Thư và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và tiếp tục nghiên cứu, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả; xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; coi đây là “chìa khóa” để cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

info.png
bot-bar.png

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Bứt phá công nghệ – con đường duy nhất để tăng trưởng bền vững
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Bứt phá công nghệ – con đường duy nhất để tăng trưởng bền vững

Lời Tòa soạn: Nghị quyết 57-NQ/TW ra đời phản ánh quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước ta nhằm “đi tắt đón đầu” xu hướng toàn cầu, tạo ra xung lực mới đưa đất nước bứt phá vươn lên. Đây là bước đi kịp thời và chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ toàn cầu ngày càng gay gắt và Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu nếu chậm chân. Vấn đề hiện nay là phải hành động cấp thiết để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành động lực bứt phá cho sự phát triển của đất nước.
Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về chủ đề này.

Bài cuối: Hóa giải thách thức
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Hóa giải thách thức

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các đơn vị hành chính (ĐVHC) mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm, đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Tin tưởng rằng, khi “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên - Ảnh: VGP
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bước đột phá chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước

Chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện là một định hướng lớn, mang tầm chiến lược của Trung ương đang được triển khai khẩn trương, kiên quyết, dứt khoát trên cơ sở tham vấn rộng rãi, đặt sự đồng thuận làm nền tảng. Đây là một cuộc cách mạng, là bước đột phá về thể chế chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước. Mọi cải cách thể chế đều phải vì lợi ích thiết thực và lâu dài của nhân dân. Đây là một trong những nội dung được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Quảng Nam chiều qua, 29.3.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh, đúng thời hạn tại UBND Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được Nhân dân đánh giá cao về tinh thần làm việc của cán bộ, công chức
Diễn đàn

Bài 3: Vì mục tiêu phát triển, sự hài lòng của người dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tổ chức “một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”, phải luôn coi trọng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và hợp lòng dân. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQĐP), nhất là cấp xã. “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Và “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Bài 2: Cải cách nền hành chính quốc gia - bước đột phá mạnh mẽ
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Cải cách nền hành chính quốc gia - bước đột phá mạnh mẽ

Trước những yêu cầu bức thiết của cuộc sống, cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy lần này do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo rất cần thiết, thể hiện chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng; không chỉ chống lãng phí mà còn thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò và trách nhiệm của Nhà nước và hệ thống chính trị trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vì sự giàu mạnh, thịnh vượng và hạnh phúc của Nhân dân.

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại
Diễn đàn

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại

Để xây dựng nền hành chính nhà nước theo chính thể dân chủ, cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra các nguyên tắc khoa học về tổ chức bộ máy và cán bộ, trong đó có nguyên tắc “xây dựng một Nhà nước ít tốn kém” và nguyên tắc “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp cơ sở: “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Đó là những nguyên tắc và triết lý tiên tiến trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

Yếu tố then chốt là đội ngũ cán bộ
Chính trị

Yếu tố then chốt là đội ngũ cán bộ

Trong bối cảnh đất nước đang tích cực đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng một chính quyền cơ sở vững mạnh - chính quyền “của dân, do dân, vì dân” - là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa then chốt. Chính quyền địa phương (CQĐP) không chỉ triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn tiếp nhận và giải quyết tâm tư, nguyện vọng của người dân. Để hiện thực hóa khát vọng của Nhân dân, công tác cải cách tổ chức và hoạt động của CQĐP cần được đặt lên hàng đầu.

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH
Chính trị

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Lời Tòa soạn: Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng với tiêu đề: "Tương lai cho thế hệ vươn mình".

Người dân làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tạo nền tảng hiến định cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Việc tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện được cho là một bước đi quan trọng nhằm tạo đột phá trong quản lý, điều hành đất nước, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Để thực hiện thành công chủ trương này, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là yêu cầu cấp thiết và cần thiết nhằm tạo nền tảng hiến định rõ ràng cho quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Bài cuối: Tiêu chuẩn cụ thể để bộ máy tinh - gọn - mạnh
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Tiêu chuẩn cụ thể để bộ máy tinh - gọn - mạnh

Để việc sắp xếp bộ máy đạt được hiệu quả như người đứng đầu Đảng ta xác định và kỳ vọng của Nhân dân là xây dựng bộ máy “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, giải pháp quan trọng nhất chính là “không được vì nể nang hoặc cảm tình mà giữ lại trong bộ máy những người không đủ năng lực và phẩm chất; cũng không được lợi dụng việc sắp xếp lại tổ chức và biên chế đưa ra khỏi cơ quan những người có năng lực, những người trung thực, thẳng thắn phê bình khuyết điểm, đấu tranh chống tiêu cực”.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay là thời điểm chín muồi để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Chúng ta có đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.

Bài 3: Chung một chữ đồng, quyết tâm
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Chung một chữ đồng, quyết tâm

Theo lộ trình, đến tháng 6.2025, việc không tổ chức cấp huyện và sắp xếp cấp xã sẽ cơ bản hoàn thành để từ tháng 7, bộ máy hai cấp đi vào hoạt động. Cán bộ, công chức sẽ về đâu sau sắp xếp là bài toán “nóng” và “khó” đang được dư luận hết sức quan tâm và người trong cuộc cũng không khỏi trăn trở. Cuộc cách mạng nào để giành được thắng lợi cũng phải có những mất mát hy sinh, chỉ khi chung một chữ đồng, quyết tâm thì mới tạo đà cho đất nước nhẹ đôi cánh vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 2: Dự báo những nhân tố phi văn hóa, phản văn hóa trong xây dựng, thực hành văn hóa của đảng viên

“Đảng ta không phải từ trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”(22). Hơn nữa, “Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”(23).

Bài 2: Giải tỏa nỗi lo mang tên thủ tục hành chính
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Giải tỏa nỗi lo mang tên thủ tục hành chính

Việc không tổ chức cấp huyện được kỳ vọng sẽ giúp chính quyền gần dân hơn, tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, chuyển giao nhiệm vụ của cấp huyện sau khi bỏ như thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động của người dân, tổ chức, bảo đảm bộ máy hành chính mới hoạt động hiệu quả mà không gây áp lực quá lớn lên bất kỳ cấp nào (tỉnh và xã) là vấn đề đang được đặt ra. Riêng đối với người dân, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC) là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu.

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”

Làm sao để những sản phẩm khoa học đến gần hơn với thực tiễn sản xuất, để “khoa học phải đến được ruộng đồng”. Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là nghiên cứu để tạo ra tri thức, mà quan trọng hơn, phải biến tri thức ấy thành sản phẩm, thành giải pháp thực tế, giúp người nông dân làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 1: Văn hóa Đảng - dòng chủ lưu và phát triển trong dòng chảy văn hóa dân tộc

Lời Tòa soạn: Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa đảng viên không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là nền tảng cho sự bền vững của Đảng và dân tộc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh – Phát triển văn hóa của đảng viên trong kỷ nguyên mới”.