Xuất khẩu lao động vượt kế hoạch năm

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), trong 10 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 130.640 người (41.039 lao động nữ), đạt 104 % kế hoạch năm 2024. Ngành lao động đã tập trung phát triển những thị trường mới có tiềm năng và đem lại thu nhập cao cho người lao động.

Vượt chỉ tiêu của cả năm

Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc tiếp tục là 3 thị trường tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam sang làm việc.

Cụ thể, trong 10 tháng, Nhật Bản tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất, với hơn 62.700 lao động, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) hơn 48.500 lao động, Hàn Quốc hơn 10.800 người, Trung Quốc 1.920 lao động, Singapore hơn 1.770 lao động, Romania hơn 820 lao động và các thị trường khác.

nen-di-xuat-khau-lao-dong-nhat-ban-hay-chau-au.jpg
Thị trường châu Âu hứa hẹn nhiều cơ hội nhưng cũng yêu cầu cao về chất lượng lao động. Ảnh: Văn Thành

Năm 2024, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đặt mục tiêu đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường ổn định, có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Đức...

Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ đã tập trung nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cùng với đó, tiếp tục ổn định, duy trì các thị trường hiện có và sẽ phát triển, mở rộng thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của người lao động Việt Nam.

Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong nhiều loại hình, ngành nghề, công việc như: Sản xuất chế tạo (cơ khí, dệt may, giày da, lắp ráp điện tử...), xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản) và dịch vụ (chăm sóc người cao tuổi, người bệnh, giúp việc trong gia đình). Điều kiện làm việc và sinh hoạt tốt, chế độ phúc lợi bảo đảm.

Theo thống kê, hiện hơn 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, gửi về khoảng 3,5 đến 4 tỷ USD kiều hối mỗi năm. Lao động làm việc tại Hàn Quốc có thu nhập cao nhất, từ 1.500 đến 2.000 USD; tiếp theo là Nhật Bản 1.200 đến 1.500 USD; Đài Loan từ 800 đến 1.200 USD. Thị trường Trung Đông và Malaysia ghi nhận mức lương thấp hơn, dao động 600 đến 1.000 USD đối với lao động có tay nghề và 400 đến 600 USD với lao động phổ thông.

Phát triển các thị trường đem lại thu nhập cao

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng luôn được quan tâm chỉ đạo. Cụ thể, Bộ đã xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 225/NQ-CP ngày 31.12.2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12.12.2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới.

Qua đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Đồng thời, các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục được duy trì ổn định và tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam. Hiện nay, Bộ đang thúc đẩy phát triển một số thị trường mới tiềm năng, tạo cơ hội mới cho người lao động khi lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài.

Trong tháng 9 vừa qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã công bố triển khai thực hiện hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia theo Chương trình Di chuyển lao động giữa hai nước.

Theo chương trình, Chính phủ Australia sẽ cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia tại cùng một thời điểm. Người lao động Việt Nam tham gia Chương trình có thể làm công việc ngắn hạn (từ 6 đến 9 tháng), hoặc làm công việc dài hạn (từ 1 đến 4 năm).

Vị trí việc làm của người lao động Việt Nam chỉ yêu cầu có kỹ năng nghề thấp đến bán lành nghề trong ngành nông nghiệp như trồng trọt, chế biến thịt, thủy sản (bao gồm nuôi trồng thủy sản) và lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục mở rộng và phát triển một số thị trường lao động có mức thu nhập và điều kiện làm việc tốt tại khu vực châu Âu. Hiện nay, số lượng lao động đi làm việc tại thị trường này chưa nhiều, nhưng điều kiện làm việc và thu nhập tương đối tốt.

Khu vực châu Âu luôn được đánh giá là những thị trường trọng điểm, có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam sang làm việc. Lao động Việt Nam đã bước đầu tạo được uy tín, thương hiệu trên thị trường lao động quốc tế.

Từ đầu năm 2024, công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được tăng cường và quản lý chặt chẽ hơn. Các cơ quan chức năng cũng tiếp tục thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Đến nay, hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phục hồi tích cực, góp phần quan trọng giải quyết việc làm gắn với thu nhập cao cho người lao động.

Đời sống

Cán bộ huyện Đăk Tô hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây mắc ca
Đời sống

Dồn lực giảm nghèo đa chiều

Trong năm 2024, tỉnh Kon Tum đã huy động các nguồn lực và giao trách nhiệm cho chính quyền các địa phương để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát và đã giảm hơn 15.000 hộ nghèo. Trong năm 2025, địa phương sẽ tập trung nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhằm thoát nghèo bền vững.

Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 được tổ chức tại TP Phú Quốc, Kiên Giang
Đời sống

6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa công bố 6 sự kiện nổi bật trong năm 2024, trong đó ghi nhận những thành tựu quan trọng trong công tác quản lý hải quan; phản ánh nỗ lực không ngừng của ngành hải quan trong việc duy trì ổn định nền kinh tế, thúc đẩy thương mại quốc tế và bảo vệ an ninh quốc gia.

Công đoàn ngành giáo dục Đắk Lắk chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội

Công đoàn ngành giáo dục Đắk Lắk chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Nhiều phong trào thi đua, các cuộc vận động của Công đoàn ngành giáo dục Đắk Lắk được triển khai có hiệu quả. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, nhà giáo, người lao động được quan tâm chăm lo. Công đoàn ngành đã vận động quyên góp quỹ hỗ trợ đoàn viên, người lao động được hơn 500 triệu đồng.

Hiệu quả từ tín dụng chính sách
Đời sống

Hiệu quả từ tín dụng chính sách

Với sự quyết liệt chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chung tay góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có sự nỗ lực phấn đấu của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực.

Điểm thu BHXH, BHYT thuộc Tổ chức dịch vụ thu Bưu điện tỉnh Bắc Kạn.
Xã hội

Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ

Với nỗ lực không ngừng thực hiện các nhiệm vụ được giao, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bắc Kạn đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm quyền lợi tối ưu cho người tham gia.

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Triển khai các quy định mới về bảo hiểm y tế

Mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành triển khai thực hiện Nghị định số 02/2025/NĐ-CP, Thông tư số 01/2025/TT-BYT và nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025. Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa chủ trì hội nghị.

Đảng ủy cơ sở Cục Quản trị I trao quà Tết cho người nghèo tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ
Đời sống

Đảng ủy cơ sở Cục Quản trị I trao quà Tết cho người nghèo tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ

Ngày 10.1, tại Phú Thọ, Đảng ủy cơ sở Cục Quản trị I, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với Ủy ban MTTQ, Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ huyện Thanh Sơn tổ chức thăm, tặng quà các hộ gia đình nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trao tiền hỗ trợ sửa chữa nhà văn hóa xã Khu Bái nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.