Nâng cao năng lực của tuyên truyền viên pháp luật

Thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371); lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã triển khai tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới bằng những mô hình hay, cách làm hiệu quả; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đa dạng về nội dung và hình thức

Năm 2024, các đơn vị trong Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện nhiều nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với từng địa bàn, đối tượng; lồng ghép tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành và thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan. Qua đó, giúp cán bộ, chiến sỹ, Nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật.

3.jpg
Bộ đội Biên phòng hướng dẫn người dân tham quan gian trưng bày tài liệu giáo dục pháp luật. Ảnh: Ngọc Mai

Theo đó, công tác tuyên truyền, PBGDPL luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với các cấp ủy, chỉ huy đơn vị. Bằng hình thức tuyên truyền đa dạng, các Đồn Biên phòng đã phổ biến văn bản pháp luật thông qua mô hình "Tiếng loa biên phòng", "Truyền thanh bản xa", tuyên truyền tháng cao điểm phòng, chống ma túy và tội phạm, các kế hoạch, đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Cùng với đó, thông qua công tác bắt giữ, đấu tranh, xử lý tội phạm; lực lượng bộ đội biên phòng cũng thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và bảo đảm an toàn trong các dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị trọng đại của địa phương, đất nước.

Cụ thể, tổ chức tuyên truyền tập trung được 875 buổi/41.854 lượt người nghe; tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh được 1.025 giờ; cấp phát 750 tờ rơi, vận động 6 người dân tự nguyện giao nộp 22 khẩu súng các loại, 40 ống pháo hoa nổ 700g, 74 quả pháo bi, 100 viên đạn bi sắt, 2 quả mìn (300g)… Đồng thời, tích cực tham gia xây dựng, củng cố 62 tổ chức đảng, 33 tổ chức chính trị, xã hội; phối hợp địa phương bồi dưỡng, kết nạp 14 đảng viên mới, vận động 21 học sinh bỏ học trở lại trường học.

Không dừng lại ở đó, phối hợp tuyên truyền về tình hình biên giới, biển, đảo, công tác quản lý, bảo vệ biên giới, đấu tranh với các loại tội phạm; duy trì thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông nhằm thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, vùng biển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2030…

Mặt khác, phối hợp với các lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu, thông qua các hoạt động tuần tra song phương, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu để tuyên truyền pháp luật cho Nhân dân 2 bên biên giới; thông qua các Trạm quân dân y kết hợp khám bệnh, chữa bệnh với tuyên truyền cho nhân dân, góp phần nâng cao kiến thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và giữ gìn truyền thống đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam - Lào.

Thường xuyên đối thoại và tập huấn

Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cũng phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để tuyên truyền, thông qua các lớp tập huấn, buổi họp dân, khai thác tủ sách pháp luật, tuyên truyền nhỏ, lẻ đến từng hộ dân... Bên cạnh đó, tổ chức các buổi đối thoại, trao đổi trực tiếp, kịp thời tư vấn giải quyết những vướng mắc trong nhân dân; góp phần nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biên giới, vùng biển; tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, nhân dân.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cũng thường xuyên kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cả về số lượng và chất lượng; tăng cường năng lực của đội ngũ này, hướng tới hoạt động thực chất, có kỹ năng, nghiệp vụ tốt, am hiểu pháp luật.

1.jpg
Bộ đội Biên phòng hướng dẫn người dân tham quan gian trưng bày tài liệu giáo dục pháp luật. Ảnh: Ngọc Mai

Đặc biệt, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp bồi dưỡng, tập huấn theo hướng nâng cao năng lực thực tiễn, tập trung vào đối tượng là già làng, trưởng thôn, bản, các chức sắc, chức việc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, hòa giải viên cơ sở để tham gia PBGDPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đơn cử như mới đây, đơn vị vừa tổ chức tuyên truyền, PBGDPL cho hơn 100 đại biểu là bí thư, trưởng bản, trưởng ban công tác mặt trận, già làng và đông đảo người dân xã Lâm Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình). Tại đây, các báo cáo viên của Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình, các văn bản liên quan về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đồng thời, người dân được tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản của Luật Biên phòng Việt Nam và văn bản hướng dẫn thi hành, hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Lào, Bộ luật Dân sự...

Với cách thể hiện gần gũi, dễ hiểu, báo cáo viên đã phân tích, làm rõ các khái niệm, nguyên nhân, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; các hình thức, chế tài xử lý hành vi vi phạm quy định về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các lực lượng liên quan và nhân dân trong quá trình phòng, chống, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Cùng với hoạt động tuyên truyền, hội nghị đã tổ chức giao lưu, hỏi đáp kiến thức pháp luật, tạo không khí sôi nổi.

Trước đó, hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cũng được triển khai tại xã Hóa Sơn (huyện Minh Hóa) và xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) với sự tham gia của gần 300 đại biểu. Qua hoạt động trên, ý thức của người dân dần được nâng lên, người dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng biên giới vững mạnh toàn diện.

Xã hội

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới
Xã hội

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới

Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ là vô cùng nhân văn do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Qua thời gian các nguồn vốn trên ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Từ vốn vay ưu đãi, giúp cho nhiều gia đình có việc làm và thu nhập ổn định; nhiều học sinh, sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn giảm đi áp lực tài chính, theo đuổi ước mơ học tập, lập thân, lập nghiệp, tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong đất nước.

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán
Đời sống

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán

Đến hẹn lại lên, thị trường đổi tiền mới, tiền lì xì năm nay cũng nhộn nhịp từ đầu tháng Chạp. Tuy nhiên, đi kèm với đó, các đối tượng xấu đã lợi dụng thời cơ, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo với những thủ đoạn tinh vi, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền.

Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 (Nghệ An): Nếu tiếp tục chậm trễ, sẽ cắt vốn để bàn giao nguyên trạng cho địa phương
Xã hội

Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 (Nghệ An): Nếu tiếp tục chậm trễ, sẽ cắt vốn để bàn giao nguyên trạng cho địa phương

Cục Đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải đã đồng ý cho gia hạn thời gian hoàn thành dự án nâng cấp Quốc lộ 7  (Nghệ An) đến tháng 7.2025. Nếu tiếp tục chậm trễ, dự án có nguy cơ bị dừng, cắt vốn để bàn giao nguyên trạng cho địa phương quản lý.

TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Thủ Đức chính thức khai trương công viên sáng tạo tại Thủ Thiêm
Xã hội

TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Thủ Đức chính thức khai trương công viên sáng tạo tại Thủ Thiêm

Trong không khí chào mừng thành phố Thủ Đức bước vào năm thứ 5 và hưởng ứng các hoạt động hướng tới kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tiếp nối kết quả đạt được sau một năm đưa vào hoạt động Công viên bờ sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Ba Son đến đường hầm sông Sài Gòn), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức đã nghiên cứu đề xuất và được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận tiếp tục chỉnh trang bờ sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm với tên gọi “Công viên Sáng tạo”.

Cán bộ huyện Đăk Tô hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây mắc ca
Đời sống

Dồn lực giảm nghèo đa chiều

Trong năm 2024, tỉnh Kon Tum đã huy động các nguồn lực và giao trách nhiệm cho chính quyền các địa phương để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát và đã giảm hơn 15.000 hộ nghèo. Trong năm 2025, địa phương sẽ tập trung nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhằm thoát nghèo bền vững.

Dự kiến sẽ giảm 518 cục, 218 vụ và tổ chức tương đương
Xã hội

Dự kiến sẽ giảm 518 cục, 218 vụ và tổ chức tương đương

Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW) đề nghị tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của một số bộ, cơ quan ngang bộ. Theo đó, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV sẽ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ. Sau khi tổ chức lại bộ máy bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, sẽ giảm 13/13 tổng cục và tổ chức tương đương, 518 cục, 218 vụ và tổ chức tương đương.