Con chưa thành niên có được ủy quyền cho bố/mẹ bán đất đứng tên mình không?

Tôi và con trai được hưởng thừa kế một mảnh đất do chồng tôi mất  không để lại di chúc. Nay, chúng tôi muốn bán mảnh đất này nhưng cháu chưa đủ 18 tuổi. Vậy, trường hợp này, con trai tôi có được làm văn bản ủy quyền cho tôi đứng ra bán mảnh đất này không? – Câu hỏi của bạn Thu Hằng (Điện Biên).

Con chưa thành niên có được ủy quyền cho bố/mẹ để bán đất đứng tên con hay không? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Căn cứ vào Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật hôn nhân và gia đình 2014,

Quy định về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên dưới mười tám tuổi

Điều 10, Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:

“1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi…”

Điều 136, Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về người đại diện theo pháp luật: "Người đại diện theo pháp luật bao gồm:

“1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;...".

Điều 141, Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về phạm vi đại diện:

“1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

b) Điều lệ của pháp nhân;

c) Nội dung ủy quyền;

d) Quy định khác của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Quy định về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự

Điều 75, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền có tài sản riêng của con:

"1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.

3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4, Điều 70 của Luật này".

Điều 77, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự:

"1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện".

Pháp luật quy định con (không phân biệt đã hay chưa thành niên) đều có quyền có tài sản riêng, tài sản riêng của con được hình thành từ các nguồn được liệt kê tại khoản 1, Điều 75, Luật hôn nhân và gia đình 2014.Tuy nhiên, việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên phải có sự tham gia đại diện của cha hoặc mẹ, trừ một số trường hợp con chưa thành niên được tự mình định đoạt theo Luật định.

Đối với trường hợp của bạn, người con trai chua đủ 18 tuổi, thuộc trường hợp người chưa thành niên nên mẹ sẽ là người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện giao dịch đối với tài sản riêng của con.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 77, Luật hôn nhân và gia đình 2014, mặc dù mẹ sẽ là người đứng ra để xác lập, thực hiện giao dịch đối với tài sản riêng của con nhưng việc thực hiện giao dịch trên phải vì lợi ích của con. Ví dụ, trường hợp của bạn là việc bán đất để tạo điều kiện cho con học tập.

Xét về nguyện vọng của con, nếu con không trực tiếp tham gia, con có thể thể hiện ý chí chủ quan của mình bằng văn bản thì mẹ có quyền quyết định việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng nói trên.

Giải đáp pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.