Chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Nội vụ:

"Có thực mới vực được đạo!"

Tham gia giải trình cùng Bộ trưởng Bộ Nội vụ chiều nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, để giảm số lượng giáo viên nghỉ việc, Bộ sẽ tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, thể chế, chính sách có liên quan đến nhà giáo, trong đó, vấn đề tăng lương, nâng phụ cấp, ưu đãi, đặc biệt là đối với giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học phải được thực hiện một cách cấp bách để giải quyết được đời sống cho giáo viên với tinh thần “có thực mới vực được đạo”.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tham gia giải trình. Ảnh: Hồ Long
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tham gia giải trình. Ảnh: Hồ Long

Cần sắp xếp lại quy mô hệ thống trường lớp, giảm bớt các điểm trường

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk), việc giao số lượng biên chế viên chức sự nghiệp của Bộ Nội vụ những năm qua đã làm cho nhiều địa phương không thể bố trí giáo viên theo đúng định mức, vị trí việc làm dẫn đến tình trạng nhiều điểm trường, điểm lớp ở vùng biên giới, biển đảo, vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên và bố trí giáo viên không đúng với vị trí việc làm. Trước tình trạng này, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ trưởng có trách nhiệm như thế nào và Bộ Nội vụ có trách nhiệm ra sao để giải quyết trong thời gian tới. 

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, thực chất việc giao biên chế viên chức hàng năm thì Bộ Nội vụ không có thẩm quyền; Bộ chỉ có chức năng đề xuất, tham mưu cho Chính phủ bổ sung biên chế giáo viên đáp ứng yêu cầu ở đâu có học sinh thì ở đó phải có giáo viên. "Tới đây, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục kiến nghị sửa đổi cho phù hợp hơn về nội dung này, đề nghị giao biên chế trên cơ sở định mức, các địa phương cũng cần sắp xếp lại quy mô hệ thống trường lớp, giảm bớt các điểm trường lẻ để vừa giảm đầu mối, giảm biên chế giáo viên vừa có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Thực tế cho thấy nhiều địa phương đã làm rất tốt việc này. 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) chất vấn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) chất vấn

Học sinh phải có điều kiện học tập tốt nhất, thuận tiện nhất

Cùng quan tâm đến tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn rất lớn trong năm học 2022 - 2023, nhất là đối với các tỉnh/ thành phố có số lượng học sinh tăng cao, ĐBQH Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp cụ thể về vấn đề này?

Đại biểu Quốc hội Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) chất vấn
Đại biểu Quốc hội Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) chất vấn

Điều hành phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giải trình về vấn đề này.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, tổng số giáo viên thiếu tính từ nay đến năm 2026 là 107.000 chỉ tiêu, trong khi chỉ tiêu được giao bổ sung là 65.850. Con số 107.000 chỉ tiêu này là cách tính dựa trên thực tế, bởi có nhiều lớp học không theo chuẩn, học sinh ít nhưng vẫn phải duy trì điểm trường với tinh thần “ở đâu có học trò, ở đó có giáo viên”.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, một trong những khâu cần tập trung để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên là phải rà soát, sắp xếp lại một lần nữa mạng lưới các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo ráo riết việc này. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo trong 2 năm qua và thu được một số kết quả rất khả quan.

"Tuy nhiên, cần phải tiếp tục thực hiện vì ở mỗi tỉnh, mỗi địa phương, việc sắp xếp vẫn còn khác nhau, có địa phương vẫn sắp xếp tương đối cơ học". Nhấn mạnh điều này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn, các địa phương trong quá trình rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy thì không máy móc, cứng nhắc, không chỉ vì mục tiêu giảm điểm trường mà phải lấy mục tiêu vì học sinh, phải tạo điều kiện học tập tốt nhất, thuận tiện nhất cho học sinh và các giáo viên cũng đỡ vất vả. 

Về chỉ tiêu bổ sung 65.850 giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay, nhiều tỉnh và thành phố vẫn còn chỉ tiêu cũ nhưng chưa tuyển. Do đó, cần phải khẩn trương vừa tuyển theo chỉ tiêu cũ vừa tích cực tuyển theo chỉ tiêu mới.

Bộ trưởng cũng nêu thực tế, hiện nay số giáo viên được đào tạo ở các trường cao đẳng ra chưa đáp ứng được chuẩn mới nên nhiều địa phương có đề xuất và mong muốn trong Kỳ họp Quốc hội lần này có thể giao cho ngành giáo dục nghiên cứu, đề xuất tạm tuyển số lượng giáo viên theo chuẩn cũ. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc bồi dưỡng để làm sao đến năm 2030, số này có thể đạt chuẩn mới. Nếu đến thời điểm 2030, các trường hợp này chưa đạt chuẩn thì chấp nhận không tham gia đội ngũ giáo viên nữa. "Hiện, Bộ cũng đang tính rất nhiều các giải pháp, như: nâng cao năng lực của các trường đại học sư phạm, chỉ tiêu và đặc biệt là các ngành đào tạo cho các môn học mới để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018…", Bộ trưởng nói. 

Về thực hiện đặt hàng đào tạo giáo viên với các trường sư phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nhiều địa phương không dám đặt hàng với nhiều lý do khác nhau. Do đó, Bộ đang tiến hành rà soát các nội dung liên quan đến Nghị định 116/2020/NĐ-CP về đặt hàng đào tạo giáo viên.

Để giảm số lượng giáo viên nghỉ việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, sẽ tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, thể chế, chính sách có liên quan đến nhà giáo, trong đó, vấn đề tăng lương, nâng phụ cấp, ưu đãi, đặc biệt là đối với giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học phải được thực hiện một cách cấp bách để giải quyết được đời sống cho giáo viên với tinh thần “có thực mới vực được đạo”.

Cùng với đó là cải thiện môi trường làm việc và hỗ trợ về mặt chuyên môn cho giáo viên. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn, xã hội, phụ huynh có sự chia sẻ, đồng hành với các nhà giáo và các nhà giáo cũng cần phải cố gắng, phấn đấu để dành điều tốt nhất cho thế hệ học sinh của đất nước.

Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự phiên họp thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi); Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB; Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà giáo; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB

Chiều 17.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khó đến đâu gỡ đến đó, phải làm đến nơi đến chốn, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp; các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng. Chúng ta xác định khó đến đâu gỡ đến đó, tắc đến đâu thông đến đó, phải làm đến nơi đến chốn để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Sáng nay, 17.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng Đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn đại biểu Hiệp hội kinh tế văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu.