Cổ phiếu MFS tăng nóng rồi giảm sâu, một cổ đông lớn tiếp tục thoái vốn tại Mobifone Service

Trong bối cảnh cổ phiếu MFS "tăng nóng giảm sâu", một cổ đông lớn kín tiếng tiếp tục có động thái bán bớt cổ phần tại Mobifone Service. 

Ông Nguyễn Duy Hưng - một cổ đông cá nhân vừa thông báo đã hoàn tất bán ra 30.500 cổ phiếu MFS của CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Mobifone (Mobifone Service, mã chứng khoán: MFS, thành viên của Tổng Công ty viễn thông Mobifone) trong ngày 4.7 nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Hưng tại Mobifone Service giảm xuống dưới 11%.
Đây là lần thứ 4 cổ đông này bán bớt cổ phiếu MFS kể từ cuối tháng 6. Theo các báo cáo giao dịch, trước ngày 28.6, ông Hưng đang nắm 1.148.840 cổ phiếu MFS (tỷ lệ 16,27% vốn). Như vậy, cá nhân này đã bán ròng 374.100 cổ phiếu MFS, tương đương khoảng 5,3% vốn của Mobifone Service chỉ trong một tuần.
Ông Hưng là một nhà đầu tư khá kín tiếng, không có người nội bộ liên quan tại Mobifone Service. Sau các giao dịch trên, cá nhân này vẫn là cổ đông lớn thứ 2 tại Mobifone Service, chỉ sau Tổng Công ty viễn thông Mobifone với 31,26% vốn.

Trước đó, sau quãng thời gian dài ở vùng giá 25.000 đồng/cp và vắng bóng thanh khoản, từ giữa tháng 5.2024, giá cổ phiếu MFS của CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Mobifone gây chú ý khi tăng hơn 3 lần chỉ trong 1 tháng, thanh khoản cũng đột biến hơn. Qua đó, lần đầu tiên trong lịch sử cổ phiếu của Mobifone chạm đến vùng giá 76,500 đồng/cp.
Giá cổ phiếu cao hơn cũng là lúc các nhà đầu tư đã nắm giữ cổ phiếu ở những giai đoạn trước đó hiện thực hóa lợi nhuận. 
Đáng chú ý, ông Phan Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc của Mobifone Service đã đăng ký bán toàn bộ hơn 139 ngàn cp MFS đang nắm giữ, tương ứng tỷ lệ 1.97% vốn, trong giai đoạn từ 27.6-26.7.2024. Ông Dũng cho biết bán ra vì nhu cầu cá nhân, thông qua 2 phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Xét theo giá đóng cửa phiên 2.7 là 43,500 đồng/cp, ước tính Phó Tổng MFS có thể thu về khoảng 6 tỷ đồng.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.