Có nhiều dư địa để tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (báo cáo Quốc hội quyết nghị trong Nghị quyết Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV) tại phiên họp sáng 13.6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, vẫn có nhiều dư địa để đồng tình với việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng cuối năm 2024 như đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện chính sách cần bảo đảm mục tiêu đề ra, không để xảy ra khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.  

Đánh giá kỹ hơn về khả năng đạt được mục tiêu kích cầu tiêu dùng

Theo Tờ trình của Chính phủ, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% trong 6 tháng cuối năm 2024 (từ ngày 1.7.2024 đến hết 31.12.2024). Bên cạnh đó, Chính phủ đề nghị cho phép xây dựng nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy này.

Có nhiều dư địa để tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng -0
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Mục tiêu của việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng nhằm kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước cũng như nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.

Qua thẩm tra sơ bộ, trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách còn 2 luồng quan điểm. Loại ý kiến thứ nhất bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành chính sách giảm thuế giá trị gia tăng như đề xuất của Chính phủ với các lý do như đã nêu tại Tờ trình để kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, loại ý kiến thứ hai không đồng tình với việc tiếp tục áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng. Bởi, năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 9,6% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá, thì chỉ tăng 7,1%; năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của quý I.2024 tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá, thì chỉ tăng 5,1% - thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP 5,66% của quý I.2024. Điều này cho thấy, mặc dù thuế giá trị gia tăng được giảm, song đến thời điểm hiện nay đã không còn phát huy tác dụng kích cầu tiêu dùng do sức mua và khả năng tiêu dùng trong nước của người dân đã giảm sút đáng kể. Vì vậy, đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn về khả năng đạt được mục tiêu kích cầu tiêu dùng khi ban hành và thực thi chính sách này.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng cho rằng, khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 89/2023/QH15 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đã yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm thực hiện nghiêm; không đề nghị bổ sung dự án vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội..., khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án, dự thảo không đúng thời hạn quy định. Nhưng ngay trong Kỳ họp Quốc hội, Chính phủ mới gửi Tờ trình đề nghị bổ sung dự án nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Đây cũng là những cố gắng của các cơ quan liên quan của Chính phủ để kịp thời trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ Bảy đang diễn ra, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục thực hiện giảm thuế.

Bảo đảm nguồn thu cho các nhiệm vụ chi đã được dự toán

Thống nhất với đề xuất trình Quốc hội xem xét, quyết định giảm thuế giá trị gia tăng theo Tờ trình của Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng, vẫn có nhiều dư địa để đồng tình với việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng cuối năm 2024. Nêu thực tế nền kinh tế vẫn đang trong quá trình phục hồi, còn rất nhiều khó khăn, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng sẽ tạo động lực chi tiêu cho người tiêu dùng, kích cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, cũng giúp đối tượng nộp thuế có động lực sớm phục hồi, tiếp tục duy trì phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước, góp phần tăng thu ngân sách trong thời gian tới. 

Đồng ý trình Quốc hội xem xét, tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, tại đợt 1 của Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội đã biểu quyết thông qua điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và thống nhất bổ sung nội dung này vào chương trình Kỳ họp. Vì thế, cơ sở pháp lý để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy đã có đầy đủ. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng bày tỏ băn khoăn đối với việc sẽ sắp xếp nội dung này trong chương trình Kỳ họp như thế nào, có bố trí để Quốc hội thảo luận hay không, vì việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng là tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, rất nhiều ý kiến đề nghị xung quanh vấn đề này.

Có nhiều dư địa để tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng -0
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Ngoài ra, Báo cáo của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách hiện đang là báo cáo thẩm tra sơ bộ và còn 2 luồng ý kiến, do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị khi có Báo cáo thẩm tra chính thức cần thể hiện rõ quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách với nội dung này. 

Cùng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cũng đề nghị khi thẩm tra chính thức, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cần cho thấy rõ ý kiến nào là chiếm đa số. Hiện nay, số liệu phản ánh và giải trình của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách về hai luồng ý kiến còn chưa cân đối.

Trong phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng theo Tờ trình của Chính phủ. Đồng thời lưu ý, việc tổ chức thực hiện chính sách cần bảo đảm mục tiêu đề ra, không để xảy ra khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Chính phủ chịu trách nhiệm điều hành thực hiện nhiệm vụ thu không làm ảnh hưởng đến dự toán thu và bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 theo nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm nguồn thu cho các nhiệm vụ chi đã được dự toán và nhu cầu cấp bách phát sinh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu thực hiện đúng tiến độ việc sửa đổi, bổ sung các luật thuế để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, đáp ứng chiến lược cải cách thuế, trong đó có thuế giá trị gia tăng. “Đặc biệt lưu ý quan điểm sửa đổi, bổ sung các luật thuế, phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Áp dụng mức thuế suất hợp lý, tiến tới cơ bản áp dụng một mức thuế suất và thực hiện tăng thuế theo lộ trình”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ.

Quốc hội và Cử tri

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu
Chính sách và cuộc sống

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu

Tại cuộc họp báo quý III.2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ đồng tình với đề xuất nghiên cứu chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời của Bộ Xây dựng. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến bất động sản…

Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 ghi nhận và tiếp thu các kiến nghị của cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, sáng 4.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 và Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc với cử tri xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh.

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa

Hiện nay, việc sử dụng nhiều bộ sách trong trường học có nhiều bất cập, đồng thời giá thành các bộ sách khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của các gia đình có thu nhập thấp gây khó khăn cho các gia đình khi vào đầu năm học mới. Đó là ý kiến, kiến nghị của nhiều cử tri xã La Dạ và Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) tại cuộc TXCT với Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm thời gian xử lý thủ tục để tăng hiệu quả hỗ trợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực vật, thay thế cho Nghị định 02/2017/NĐ-CP. Một trong những yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính để chính sách hỗ trợ nhanh chóng đến với đối tượng thụ hưởng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh trao đổi với cử tri huyện Đức Thọ.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lắng nghe, kịp thời giải quyết kiến nghị của cử tri và Nhân dân

Các cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu tiếp tục sâu sát cơ sở, tổ chức đối thoại, lắng nghe và kịp thời giải quyết những phản ánh, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tại cuộc tiếp xúc cử tri chiều 3.10 của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng 3.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê.

Sau hơn 3 năm thực hiện Luật PPP, hiện có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP
Chính sách và cuộc sống

Không làm "sống lại" những tồn tại trước đây

Theo đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, có khoảng 20 điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được sửa đổi, bổ sung, tập trung vào 3 nhóm chính sách: Một là, mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); hoàn thiện cơ chế tài chính đối với dự án PPP nhằm tối đa hóa nguồn lực từ khu vực tư nhân, bảo đảm vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Hai là, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án PPP, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ba là, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với dự án BOT, BT chuyển tiếp.

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phú Yên: Tăng cường tuyên truyền những luật mới sửa đổi

Vừa qua, tại Hội trường UBND phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương; Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa; Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Dương Bình Phú đã có buổi TXCT thị xã Đông Hòa trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Lớp học tiếng Anh của cô Hà Ánh Phượng (Phú Thọ). Ảnh: qdnd.vn
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm chính sách khả thi

Dự án Luật Nhà giáo vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 37 vừa qua; với mong muốn tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, tâm huyết và trách nhiệm với nghề, dự thảo đã có quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo.