Quy hoạch tổng thể quốc gia

Có nên dự kiến phát triển điện hạt nhân?

Có nên bổ sung dự kiến phát triển điện hạt nhân vào Quy hoạch tổng thể quốc gia hay không? Các chuyên gia có quan điểm khác nhau về vấn đề này.

“Chưa thể thay thế điện hạt nhân”

Dự thảo báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tổng thể quốc gia) đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến, trong đó đặt ra định hướng và tổ chức không gian phát triển các ngành, lĩnh vực.

Cần xem xét kỹ lưỡng việc có nên bổ sung dự kiến phát triển điện hạt nhân vào Quy hoạch tổng thể quốc gia. Nguồn ITN
Cần xem xét kỹ lưỡng việc có nên bổ sung dự kiến phát triển điện hạt nhân vào Quy hoạch tổng thể quốc gia. Nguồn ITN

Cụ thể, theo dự thảo, đối với hạ tầng năng lượng chia làm 3 phân ngành gồm: phân ngành điện lực và năng lượng tái tạo (nhiệt điện than, nhiệt điện khí; năng lượng mới và năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời, các loại năng lượng tái tạo khác, thủy điện, năng lượng tái tạo cho sản xuất nhiệt và mục đích khác); phân ngành dầu khí; phân ngành than.

Theo TS. Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Quy hoạch tổng thể quốc gia cần bổ sung vào định hướng phát triển hạ tầng năng lượng về dự kiến phát triển điện hạt nhân. Bởi lẽ trong giai đoạn 2021 - 2030 chắc chắn chưa có công nghệ sản xuất điện nào thay thế được điện hạt nhân, trong khi các nguồn năng lượng khác đã gần cạn kiệt. Thêm nữa, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (COP-26). "Có định hướng phát triển điện hạt nhân mới có thể đầu tư cho đào tạo chuyên gia công nghệ và an toàn hạt nhân, quá trình này mất nhiều thời gian trước khi khởi động lại dự án điện hạt nhân", ông nói.

Quan điểm này nhận được sự đồng tình của GS. Trần Đình Long, Trưởng ban Khoa học công nghệ, Hội Điện lực Việt Nam. Theo ông Long, điện hạt nhân là dạng năng lượng sạch, tiềm năng cũng rất lớn, bảo đảm khả năng phát điện ổn định. Vấn đề môi trường từng là mối lo ngại thì hiện ngày càng được cải thiện nhờ sự phát triển của công nghệ. “Rất nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển cũng đều xem xét khả năng của loại năng lượng này trong cân bằng năng lượng quốc gia”.

Cũng theo ông Long, Quy hoạch tổng thể quốc gia xác định tầm nhìn đến năm 2050 là khoảng thời gian tương đối xa và có thể có những thành tựu về khoa học công nghệ mới. Do đó, Ban soạn thảo cần xem xét một cách toàn diện trên cơ sở xác định cân bằng năng lượng nhiên liệu đến năm 2050. “Cần xem xét khả năng xuất hiện của điện hạt nhân vào lúc nào, công suất bao nhiêu, trình tự ra sao để có sự chuẩn bị”, GS. Trần Đình Long đề xuất.

Hai lý do chưa nên bổ sung điện hạt nhân

Trái lại, TS. Đoàn Văn Bình, Viện trưởng Viện Khoa học năng lượng chưa đồng tình bổ sung dự kiến phát triển điện hạt nhân vào Quy hoạch tổng thể quốc gia, bởi hai lẽ.

Thứ nhất, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 không đề cập đến phát triển điện hạt nhân. Nghị quyết chỉ nêu: Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo về năng lượng hạt nhân đi đôi với đào tạo nâng cao; khẩn trương triển khai các cam kết quốc tế trong việc nghiên cứu ứng dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình. “Quy hoạch tổng thể quốc gia phải tuân thủ theo chủ trương, đường lối của Đảng”, ông Bình nhấn mạnh.

Thứ hai, điện hạt nhân có lợi thế phát điện ổn định, chạy nền công suất cao, vấn đề an toàn được bảo đảm. Song, “quan trọng nhất là nó đắt”. Hiện, giá thành sản xuất 1kWh có thể lên tới 18,9 cent, trong khi điện gió ngoài khơi chỉ có 12 - 13 cent. “Trong dự thảo Quy hoạch điện VIII đã tính đến kịch bản có điện hạt nhân rồi nhưng vì nó đắt nên kịch bản đó không được lựa chọn. Thêm nữa, trong vòng 10 - 15 năm nữa, nếu Việt Nam muốn làm điện hạt nhân thì hoàn toàn phải nhập khẩu, từ thiết kế, chế tạo thiết bị, xây dựng, vận hành, trong khi các nước có lợi thế về điện hạt nhân mà Việt Nam có thể nhập khẩu lại nhạy cảm về mặt chính trị”, ông Bình chỉ rõ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia. Việc có nên bổ sung dự kiến phát triển điện hạt nhân vào quy hoạch cần được Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng, trên cơ sở tham vấn ý kiến rộng rãi, huy động sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia trước khi đưa ra quyết định.

Chưa thuyết phục

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp được Nghị quyết số 55-NQ/TW nêu ra là phải hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế. Trong dự thảo Quy hoạch điện VIII nêu quan điểm của Chính phủ là hạn chế không truyền tải điện từ vùng này sang vùng khác.

Từ căn cứ đó, nhìn sang dự thảo báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể quốc gia thấy bộc lộ một số điểm thiếu thuyết phục.

Cụ thể, theo dự thảo, định hướng phân bố không gian phát triển đối với công nghiệp năng lượng tái tạo là sẽ hình thành vành đai công nghiệp năng lượng tái tạo lớn của cả nước ở một số khu vực như: ven biển Nam Trung Bộ từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận; khu vực ven biển Tây Nam Bộ tập trung ở Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau; Bắc Trung Bộ từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị; Tây Nguyên tập trung ở Đắk Lắk - Đắk Nông - Gia Lai.

Ở một số vùng, điển hình như ven biển Nam Trung Bộ từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận hay Đắk Lắk - Đắk Nông - Gia Lai, phụ tải điện rất thấp nhưng không thấy bố trí không gian công nghiệp, vậy phát triển năng lượng tái tạo ở đây rồi bán điện đi đâu? Nếu chỉ phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo ở những vùng đó rồi phát lên lưới là bị tắc nghẽn truyền tải, mà phải làm đồng bộ là kéo phụ tải, kéo khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kéo hạ tầng xã hội về đó để tiêu thụ năng lượng tại chỗ mới hiệu quả: vừa tận dụng được năng lượng tốt, giá rẻ vừa giảm mật độ phát triển ở khu đô thị. Tiếc là dự thảo báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia không thể hiện được điều này.

Mặt khác, đến năm 2030 và giai đoạn 2031 - 2045, nhu cầu điện ở miền Bắc rất lớn, đặc biệt ở vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và đã có sẵn phụ tải. Tuy nhiên, dự thảo báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể quốc gia lại không đề cập năng lượng tái tạo ở vùng này, trong khi có tiềm năng về điện gió ngoài khơi khá lớn và thực tế các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình đã đề xuất hàng chục GW điện gió ngoài khơi.

Ngoài ra, ở những điểm giao giữa hành lang kinh tế Đông - Tây với trục Bắc - Nam mà có điều kiện phát triển năng lượng tái tạo cũng cần xem xét phát triển, kéo khu công nghiệp về các điểm giao đó.

Quy hoạch tổng thể quốc gia cần xem xét kỹ lưỡng các vấn đề này để bảo đảm cho sự phát triển đất nước, đúng theo định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

TS. Đoàn Văn Bình, Viện trưởng Viện Khoa học năng lượng

Kinh tế

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Kinh nghiệm quốc tế về đánh thuế với nước giải khát có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đề xuất bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước khi đưa ra quyết định, việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế là rất cần thiết, từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp cho Việt Nam.

Toàn cảnh hội nghị
Kinh tế

Không ngân hàng nào đứng ngoài cuộc

Tại hội nghị triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 do Ngân hàng Nhà nước vừa tổ chức, nhiều ngân hàng đã công bố giảm lãi suất các khoản vay hiện hữu và vay mới. Nhấn mạnh các ngân hàng dù lớn hay nhỏ đều không thể đứng ngoài cuộc, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị toàn ngành dùng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí hoạt động để chia sẻ với người dân, doanh nghiệp; và đã cam kết là phải triển khai.

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Kinh tế

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt; một trong những mục đích được cơ quan soạn thảo đưa ra là nhằm bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Tuy vậy, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cho rằng, cơ sở để đánh thuế vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng.

“Vietnam Airlines Festa 2024” trở lại với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa Thu lịch sử". Ảnh: VNA
Doanh nghiệp

Khám phá Hà Nội mùa thu cùng Vietnam Airlines Festa 2024

“Vietnam Airlines Festa 2024” trở lại với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa Thu lịch sử". Với hàng loạt hoạt động đặc sắc và chương trình khuyến mãi hấp dẫn, Vietnam Airlines Festa 2024 là điểm đến không thể bỏ qua của người dân Thủ đô và du khách trong những ngày thu này.

Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria
Kinh tế

Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

Toàn cảnh Hôi thảo
Kinh tế

Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách

Hội thảo Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách Nhà nước năm 2024 - Vietnam Digital Finance 2024 (VDF-2024) diễn ra ngày 20.9 tại Hà Nội với chủ đề "Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành tài chính" trong kỷ nguyên số.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ khó cho dự án ODA

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi theo dự thảo Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, bằng cách thiết kế một chương riêng. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án ODA.

Sản xuất ô tô tại Tập đoàn Thaco.
Kinh tế

Nhiều trông đợi từ “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, ngày mai (21.9), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn. Đây được ví như “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân, được trông đợi sẽ gợi mở nhiều giải pháp khả thi để phát huy tối đa tiềm lực, vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp này, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão Yagi
Kinh tế

Doanh nghiệp đề xuất miễn giảm thuế phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, việc khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão số 3 của nhiều doanh nghiệp phía Bắc rất khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng và sinh kế của nhiều người dân, người lao động. Do vậy, rất cần những chính sách hỗ trợ phù hợp như hỗ trợ thiệt hại thực tế; miễn giảm thuế, phí, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ…

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD
Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Vừa qua, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), Công ty Cổ phần Kim Long Motor đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Yuchai (Trung Quốc) về sản xuất, chế tạo động cơ tại Việt Nam và tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất động cơ ô tô trị giá 260 triệu USD.