Cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ số vươn ra thế giới

Tại hội nghị lần thứ 2 về hợp tác số toàn cầu do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 26.3, các đại biểu cho rằng, thị trường công nghệ thế giới có rất nhiều cơ hội. Với thế mạnh hiện có, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cần khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường thế giới rộng lớn với giá trị hơn 5.100 tỷ USD.

Phát triển đáng khích lệ

Theo Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Văn Chung, lũy kế đến nay có khoảng 1.720 dự án đầu tư từ Việt Nam sang nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 22,12 tỷ USD sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài các lĩnh vực đầu tư truyền thống, đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ, sản xuất công nghiệp, các ngành có hàm lượng kỹ thuật hiện đại có xu hướng gia tăng đáng kể. Trong đó, đầu tư ra nước ngoài lĩnh vực thông tin và truyền thông có 207 dự án với tổng vốn đăng ký 2,82 tỷ USD, chiếm gần 13% tổng vốn đăng ký. Các dự án viễn thông có quy mô lớn tập trung vào các nước châu Phi; các dự án công nghệ thông tin quy mô nhỏ tập trung vào Singapore, Mỹ, Nhật Bản.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành công nghiệp công nghệ số nước ta có những bước phát triển đáng khích lệ thể hiện qua số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng 30%, doanh thu tăng 32%. Đáng chú ý, tỷ trọng "make in Viet Nam" tăng từ 21% lên 29%. Riêng lĩnh vực sản xuất phần mềm cho nước ngoài tăng 43%. Hiện có tới 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang hoạt động tại nước ngoài, có doanh thu từ nước ngoài; tổng doanh thu năm 2023 đạt 7,5 tỷ USD. 

Cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ số vươn ra thế giới
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Vũ Quang

Chi tiêu cho công nghệ thông tin của thế giới được dự báo đạt 5.100 tỷ USD trong năm 2024, tăng 8% so với năm 2023, trong đó, chi tiêu cho dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm chiếm 51% và có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tương đương 11,6% và 14,1%. Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu năm 2024, doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin sẽ đạt 3.636.752 tỷ đồng (hơn 149,3 tỷ USD) và năm 2025 lên mức 3.828.160 tỷ đồng (157,1 tỷ USD).

Tại hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao Đặng Khánh Linh cho rằng, thị trường công nghệ thế giới có rất nhiều cơ hội. Nếu phát triển năng lực phục vụ thị trường nước ngoài thì đích đến là không có giới hạn. Bởi doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không chỉ có thế mạnh về nguồn nhân lực năng động và sáng tạo mà còn có khả năng cạnh tranh về giá so với thị trường toàn cầu.

Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế

Để có thể vươn ra thị trường quốc tế, theo ông Linh, các doanh nghiệp số Việt Nam tìm hiểu, nghiên cứu để hiểu sâu sắc về văn hóa, con người, hệ thống chính trị của các nước đầu tư, tiếp cận thị trường từng bước. Cùng với đó, phải có giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, mang những thứ tốt nhất mình có ra nước ngoài cũng như phải tạo sự khác biệt để cạnh tranh và luôn thượng tôn pháp luật. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam nếu có thể hợp lực, chia sẻ kinh nghiệm, học tập doanh nghiệp đi trước là điều kiện vô cùng thuận lợi để tiếp cận thị trường thế giới.

Bà Eunjung Han, Phó Chủ tịch Tiểu ban kỹ thuật số thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhận định, Việt Nam có nhiều cơ hội tại thị trường châu Âu, đặc biệt là cung cấp giải pháp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, fintech, quảng cáo số, trí tuệ nhân tạo… Bà Eunjung Han khuyến nghị, để tiến vào thị trường châu Âu thuận lợi, các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tăng cường tính minh bạch chuỗi cung ứng bằng cách triển khai công nghệ số. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế không chỉ giúp hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu châu Âu đặt ra mà còn giúp tăng khả năng cạnh tranh. Cùng với đó, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động tay nghề cao; chú trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và an ninh mạng là những vấn đề quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của thị trường châu Âu và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Chia sẻ về kế hoạch thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư của Nhật Bản, Trưởng đại diện Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO) Takeo Nakajima nhấn mạnh, hai ngành chất bán dẫn và công nghệ thông tin truyền thông thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất vào Nhật Bản. JETRO luôn sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam sang Nhật Bản về các mô hình kinh doanh, kết nối kinh doanh và những thủ tục doanh nghiệp Việt Nam cần biết khi đầu tư tại Nhật Bản.

Kinh tế

Techcombank được vinh danh "đơn vị vững mạnh" tại WeChoice Awards 2024 vì đóng góp tích cực cho cộng đồng
Doanh nghiệp

Techcombank được vinh danh "đơn vị vững mạnh" tại WeChoice Awards 2024 vì đóng góp tích cực cho cộng đồng

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành đại diện duy nhất trong ngành ngân hàng được vinh danh “Đơn vị vững mạnh Việt Nam” tại đêm Gala trao giải WeChoice Awards 2024. Giải thưởng tôn vinh các doanh nghiệp đang không ngừng phát triển hoạt động và mở rộng sức ảnh hưởng của doanh nghiệp nói riêng, Việt Nam nói chung tới thế giới, xây dựng hình ảnh Việt Nam vững mạnh trong mắt người Việt và bạn bè quốc tế.

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng. Ảnh: LPBank
Doanh nghiệp

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ

Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tạo nên “cú hích” ngoạn mục khi lần đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Kết quả này không chỉ là con số biết nói về sức khỏe tài chính của ngân hàng, mà còn cho thấy tầm nhìn đúng đắn, chiến lược kinh doanh sắc bén và khả năng thích ứng linh hoạt trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.

Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ đối tác chiến lược tại Mar-a-Lago
Kinh tế

Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ đối tác chiến lược tại Mar-a-Lago

Từ ngày 9.1 đến 11.1.2025, đoàn lãnh đạo cấp cao Vietjet đã có chuyến đi thăm Hoa Kỳ để gặp gỡ hàng chục đối tác chiến lược đến từ nhiều nơi trên thế giới, tại dinh thự Mar-a-Lago trong sự kiện “Friends of Vietnam Summit” dành cho Vietjet và các đơn vị trong đoàn công tác đến từ Việt Nam, nhằm nâng cao quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Đoàn lãnh đạo đã đến Miami trên chuyến bay đầu tiên của Vietjet tới Mỹ. Chuyến bay được thực hiện với tàu bay thân rộng là cột mốc quan trọng đối với Vietjet và ghi dấu cho sự hợp tác chiến lược toàn diện ngày càng phát triển mạnh mẽ với Hoa Kỳ.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Số vụ việc phòng vệ thương mại tăng mạnh và phức tạp hơn

Năm 2024, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với 32 vụ việc phòng vệ thương mại nước ngoài mới khởi xướng, tăng gần gấp đôi so với năm 2023 và có những diễn biến phức tạp hơn. Hoa Kỳ vẫn là nước điều tra nhiều nhất với 11 vụ việc. Đây là tín hiệu cho thấy những thách thức các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt ngày càng lớn.

Năm 2025, xuất khẩu gỗ hướng đến mục tiêu 18 tỷ USD
Kinh tế

Trở lại quỹ đạo tăng trưởng, xuất khẩu gỗ hướng tới 18 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã "lấy lại phong độ", tăng trưởng 20% trong năm 2024 sau khi sụt giảm gần 16% trong năm trước đó. Ông NGÔ SỸ HOÀI, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, sản phẩm gỗ Việt Nam có chỗ đứng khá vững chắc tại một số thị trường, chiếm được lòng tin của khách hàng và đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD.

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Kinh tế

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân; giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Bất động sản công nghiệp bứt phá
Kinh tế

Bất động sản công nghiệp hưởng lợi từ làn sóng đầu tư vào dự án công nghệ cao

Việt Nam đang trở thành điểm đến chiến lược cho các tập đoàn công nghệ lớn nhờ vị trí địa lý thuận lợi trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Làn sóng đầu tư vào các dự án công nghệ cao và các trung tâm nghiên cứu phát triển và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ giúp thúc đẩy nhu cầu về hạ tầng, nhà xưởng sẽ tạo đà tăng trưởng cho thị trường bất động sản công nghiệp.