Chuyển đổi số thực chất và hiệu quả

Theo bảng xếp hạng chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2021 (DTI 2021) được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) công bố mới đây, trong số 63 tỉnh, thành phố, có 10 tỉnh, thành phố trong Top đầu lần lượt là Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bình Phước và Bắc Giang. Trong đó, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương tiên phong chuyển đổi số, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số gắn với chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

ứng dụng Hue-S
Ứng dụng Hue-S

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025, đến nay, Thừa Thiên Huế hoàn thành 100% chỉ tiêu giai đoạn 2019 - 2020 và trên 70% các chỉ tiêu phát triển chính quyền điện tử giai đoạn 2021 - 2025.

Hàng loạt các chỉ số xếp hạng cấp tỉnh năm 2021, Thừa Thiên Huế đều nằm trong nhóm đầu của cả nước như: Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI xếp vị trí số 1 toàn quốc; Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin ICT xếp thứ 2 toàn quốc; Chỉ số chuyển đổi số DTI xếp thứ 2 toàn quốc; Chỉ số cải cách hành chính PAR Index xếp thứ 4 toàn quốc. Trong các trụ cột chỉ số chuyển đổi số DTI năm 2021 (chính quyền số, kinh tế số và xã hội số) thì tỉnh Thừa Thiên Huế xếp thứ nhất cả nước về hoạt động chính quyền số.

Để có kết quả này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã kế thừa chặt chẽ, triệt để những kết quả tích lũy của quá trình xây dựng chính quyền điện tử, từ đó tổ chức tái cấu trúc phát triển 5 nền tảng chính, gồm làm việc số, báo cáo số, bản đồ số, phòng họp số và khảo sát thu thập dữ liệu số. Cơ sở 5 nền tảng này bám sát các chỉ tiêu chuyển đổi số của quốc gia. Đây là những công cụ giúp cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp có thể đóng góp dữ liệu vào hệ thống chính quyền số điện tử.

Về xã hội số, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chọn mô hình phù hợp, đó là dịch vụ thông minh và nền tảng Hue-S, với sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp, người dân. Nền tảng Hue-S đến nay thu hút 10 tập đoàn, doanh nghiệp tham gia tích hợp hơn 15 dịch vụ số, 800 nghìn lượt tải ứng dụng, bình quân mỗi người sử dụng 35 phút/ngày và từ năm 2017 đến nay đã có trên 17 triệu lượt truy cập. Hue-S đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ, do đó thu hút số lượng rất lớn người dân tham gia. Nền tảng Hue-S là kết quả nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử và triển khai chuyển đổi số. Qua đó, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số hướng đến xây dựng chính quyền số, chú trọng tăng cường mạnh công tác tích hợp ứng dụng, dịch vụ số của nhà nước lên Hue-S.

Về hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi số, các sở, ngành chức năng của tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình, giải pháp để hỗ trợ DN tiếp cận và từng bước số hóa. Thừa Thiên Huế hiện có hơn 6.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, trong đó, hơn 91% là DN SMEs, 300 DN công nghệ số. Bên cạnh những nỗ lực của chính quyền, DN đã tích cực, chủ động trong tìm hướng đi mới, tiếp cận các sàn giao dịch điện tử, vận dụng nền tảng CĐS để tăng doanh thu, đổi mới phương thức sản xuất phù hợp, thích ứng kịp thời trong trạng thái bình thường mới. CĐS đối với DN là nhu cầu cần thiết để tồn tại và phát triển trong xu thế phát triển chung của toàn cầu.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết: điều kiện cơ bản để Huế triển khai chuyển đổi số thành công là tập trung phục vụ người dân và doanh nghiệp, lấy người dân làm trung tâm. Huế là địa phương không có nguồn lực dồi dào như những tỉnh thành khác, vì vậy, phải “may đo” cho phù hợp để chuyển đổi số giúp phát triển kinh tế xã hội, phục vụ trực tiếp cho người dân. “Tôi nhớ khi dịch Covid-19 xảy ra và giãn cách xã hội, Huế yêu cầu mỗi người phải có 1 thẻ Covid-19. Ngay sau đó, Viettel nhanh chóng có giải pháp phủ thẻ Covid-19 cho 100% người dân Huế để quản lý hiệu quả qua ứng dụng Hue-S. Đó là cách mà chúng tôi yêu cầu giải bài toán cụ thể và hiệu quả”.

Hiện có 800.000 người cài đặt Hue-S, đạt 100,1% người dân dùng smartphone. Có một số người nghĩ Huế có trạng thái riêng biệt nào đó, sau đó hiểu rằng đó là sự phù hợp. Đã qua 3 năm triển khai ứng dụng Huế S đến người dân rất thuận lợi. Nhiều người yêu mến gọi Hue-S là Huế "méc". Tức là Hue-S đã đưa tiếng nói, phản ánh cả mặt tốt và xấu của người dân lên chính quyền và chính quyền nhanh chóng phản hồi để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Chúng tôi đang biến Hue-S trở thành nền tảng hiệu quả trong công tác quản lý và phục vụ người dân Người dân Huế tin tưởng khi những phản ánh hiện trường về tình hình vi phạm giao thông, môi trường… đều được xử lý mà không có “vùng cấm”.

Trong thời gian tới, ông Nguyễn Thanh Bình cho biết, Thừa Thiên Huế tập trung thực hiện quyết liệt công tác chuyển đổi số đạt kết quả theo các chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy, Đề án UBND tỉnh ban hành. Từ đó, cần nhận rõ những cái đạt được, và những cái chưa đạt được. Trên cơ sở bộ tiêu chí, cần triển khai và đánh giá chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện chuyển đổi số vào các hoạt động cơ quan, đơn vị địa phương bảo đảm phù hợp. Đặc biệt, ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện CĐS. Đồng thời, phổ biến các phần mềm, các ứng dụng tiện ích cho người dân biết sử dụng hiệu quả như: Dịch vụ công trực tuyến, phản ánh hiện trường, thanh toán không dùng tiền mặt, sổ khám sức khỏe điện tử, khai thuế điện tử...

Địa phương

Long trọng kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Tánh Linh và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Địa phương

Long trọng kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Tánh Linh và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Sáng 21.12.2024, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Tánh Linh (25.12.1974-25.12.2024) và chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944-22.12.2024), một sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son lịch sử trong công cuộc giải phóng quê hương.

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Kiên Giang: Người dân mong mỏi được gỡ vướng để đóng góp tâm huyết vào phát triển “đảo ngọc”
Địa phương

Kiên Giang: Người dân mong mỏi được gỡ vướng để đóng góp tâm huyết vào phát triển “đảo ngọc”

Một khu vườn sinh vật cảnh theo mô hình sử dụng đất kết hợp đa mục đích rộng khoảng 3ha tại phường Dương Đông, TP. Phú Quốc vừa bị yêu cầu xử lý vì vướng nhiều vi phạm. Trong khi chủ khu vườn đã đầu tư hàng chục tỷ đồng với mong muốn phát triển kinh tế du lịch, tạo điểm nhấn cho “đảo ngọc”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đ.T
Địa phương

Quyết tâm, quyết liệt trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tại Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 vừa diễn ra, nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ “then chốt của then chốt”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai Châu Ngọc Tuấn đề nghị toàn ngành Tổ chức xây dựng Đảng tiếp tục phát huy truyền thống, hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ hết sức quan trọng trong năm 2025 là thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và tham mưu tổ chức đại hội Đảng các cấp.

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng
Giao thông

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng

Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 (Nghệ An) dự kiến đến tháng 11.2024 sẽ hoàn thành, nhưng hiện công trường vẫn dở dang, nhiều đoạn chưa được bàn giao mặt bằng. Ban QLDA 4 đang trình Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) điều chỉnh thời gian thực hiện dự án hoàn thành năm 2024 sang hoàn thành năm 2025.