Chuyển đổi số doanh nghiệp góp phần vào chất lượng chuyển đổi số quốc gia

Theo Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam NGUYỄN TRUNG CHÍNH, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đang tiến rất gần đến "mục tiêu kép" là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu với các chỉ số ấn tượng. Để đẩy nhanh tiến trình này đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ số chất lượng cho người sử dụng.

Chuyển đổi số quốc gia tiến gần "mục tiêu kép"

- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về chất lượng chuyển đổi số quốc gia hiện nay?

Chuyển đổi số doanh nghiệp góp phần vào chất lượng chuyển đổi số quốc gia
Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam Nguyễn Trung Chính
Theo báo cáo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2021 là năm Việt Nam có sự thay đổi thứ hạng đáng kể về chuyển đổi số trong các bảng xếp hạng được công bố năm 2021 bởi Liên Hiệp Quốc hoặc các tổ chức chính thống khác. Bưu chính xếp thứ 47/168, tăng 2 bậc. An toàn, an ninh mạng xếp thứ 25/194, tăng 25 bậc. Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia hấp dẫn nhất về dịch vụ công nghệ thông tin; là một trong số những quốc gia sớm triển khai 5G và thuộc trong nhóm 10 quốc gia có mức độ triển khai IPv6 cao nhất toàn cầu. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có sự trỗi dậy số thuộc nhóm đứng đầu khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tăng từ 30% lên 96% - thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã từng nhấn mạnh rằng năm 2022 là năm "tổng tấn công về chuyển đổi số" và là năm tập trung phục vụ người dân. Cuộc "tổng tấn công" này được diễn ra một cách quyết liệt và đồng bộ ở mọi ngành, mọi cấp trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện. Năm 2022 cũng đánh dấu năm đầu thực hiện các chiến lược mới, cụ thể hóa Chương trình chuyển đổi số quốc gia, bao gồm Chiến lược Hạ tầng số, Chiến lược Dữ liệu, Chiến lược Bưu chính, Chiến lược An toàn thông tin mạng, Chiến lược Công nghiệp công nghệ số, Chiến lược Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Chiến lược Chính phủ số, Chiến lược Kinh tế số và Xã hội số, Chiến lược Chuyển đổi số báo chí. Đặc biệt, tháng 7 năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 922/QĐ-BTTTT phê duyệt Đề án "Xác định bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia", đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nghiệm thu và đánh giá chất lượng chuyển đổi số.

Có thể nói, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đang tiến rất gần đến "mục tiêu kép" là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu với các chỉ số ấn tượng.

- Quá trình chuyển đổi số quốc gia hiện nay đang gặp phải những tồn tại, hạn chế gì, thưa ông?

-Chuyển đổi số quốc gia hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Báo cáo kết quả chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy, tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng chưa cao mặc dù có tăng theo từng năm. Người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến năm 2020 chỉ đạt 1,78%, năm 2021 đạt 9,51% và mới đạt gần 18% vào 7 tháng năm 2022. Một số dịch vụ công trực tuyến còn mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả mong muốn, chưa đồng nhất, dẫn đến việc người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, vấn đề an toàn thông tin mạng còn nhiều bất cập. Chúng ta vốn đã thiếu nguồn lực cho chuyển đổi số, lại càng thiếu nguồn lực cho an toàn, an ninh mạng. Một số vụ tấn công mạng gây rò rỉ dữ liệu người dân và tài liệu quan trọng trong những năm vừa qua là hậu quả rõ nét nhất cho tồn tại này. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là điều kiện sống còn để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên môi trường số.

Các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành triển khai cũng chưa đáp ứng kịp thời tiến độ đề ra. Công tác đào tạo về ứng dụng CNTT ở nhiều nơi vẫn chưa được chú trọng; nhân lực cho chuyển đổi số chưa đáp ứng được nhu cầu; nguồn lực triển khai Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số còn hạn chế.

Doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc chuyển đổi số

- Trong chuyển đổi số, các công ty công nghệ có vai trò như thế nào, thưa ông?

- Để đáp ứng sự thay đổi của thế giới, các công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT đang dần biến đổi linh hoạt, trở thành nền tảng quan trọng để nâng tầm các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác. Các doanh nghiệp công nghệ số cần nỗ lực hơn nữa khi đóng vai trò nòng cốt để đem tới các sản phẩm, dịch vụ số cho người sử dụng.

Nền kinh tế số Việt Nam muốn tiến xa thì điều kiện tiên quyết là làm sao lồng ghép được sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật hiện đại, nhưng vẫn phải làm theo cách riêng của Việt Nam. Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp công nghệ là làm thế nào để vừa học hỏi, cập nhật cũng như phát huy các thế mạnh của ngành CNTT trên thế giới, lại vừa nỗ lực sáng tạo, cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ chất lượng cao, mang tính Việt Nam, do người Việt Nam làm chủ. 

Chuyển đổi số doanh nghiệp góp phần vào chất lượng chuyển đổi số quốc gia -0
Nguồn: ITN

Mỗi doanh nghiệp CNTT được ví như một trung tâm đổi mới sáng tạo. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp CNTT đã và đang tập trung nhiều nguồn lực để nghiên cứu, tư vấn chuyển đổi số, xây dựng và triển khai hạ tầng số, các nền tảng số, dịch vụ số một cách thần tốc, để đồng hành cùng Chính phủ thực hiện chương trình chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Hạ tầng và các sản phẩm, dịch vụ số do các công ty công nghệ sáng tạo và phát triển đều là các sản phẩm chủ lực, vừa gắn liền với Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia, nhưng cũng đi sâu sát vào những bài toán cụ thể của người dân và doanh nghiệp. 

- Với vai trò là Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, ông có đề xuất, kiến nghị gì để đẩy mạnh chất lượng chuyển đổi số quốc gia?

-Chính phủ cần đầu tư mạnh hơn nữa về chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số. Tăng cường hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Việt Nam cần chủ động tham gia vào các khuôn khổ pháp lý khu vực và toàn cầu để phát triển kinh tế số, có chính sách khuyến khích phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao và ứng dụng các công nghệ mới, chú trọng tới các chính sách để tiếp cận với dịch vụ thanh toán an toàn và bảo đảm mang lại cơ hội thực hiện thanh toán điện tử cho cả khách hàng, doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài.

Bên cạnh việc đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi số, một vấn đề cũng cần được chú trọng là bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý về an toàn thông tin mạng, tội phạm mạng, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; đề ra những chiến lược, kế hoạch; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phát triển an toàn thông tin mạng.

Về dài hạn, Chính phủ có thể kết hợp với các doanh nghiệp CNTT để xây dựng trung tâm hợp tác bảo vệ an ninh mạng với mục đích điều phối an ninh không gian mạng; cảnh báo về các mối đe dọa tấn công mạng và tham gia các cuộc tập trận chung về phòng thủ không gian mạng; tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng. Chính phủ nên mở cửa hơn nữa cho doanh nghiệp công nghệđể thu hút nhân tài, nguồn lực. Giao cho tư nhân đảm nhận các dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế số của đất nước, xây dựng trung tâm dữ liệu, hạ tầng viễn thông, thành phố thông minh (Smart City) tại nhiều vùng trên cả nước. 

-Xin cảm ơn ông!

Khoa học - Công nghệ

Cân nhắc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải rắn
Khoa học - Công nghệ

Cân nhắc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải rắn

Xử lý rác thải rắn đòi hỏi phải đầu tư công nghệ song cần cân nhắc lựa chọn phù hợp, không thể bê nguyên công nghệ đắt tiền của nước phát triển về áp dụng ngay tại Việt Nam. Đây là đề xuất tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp

Với các chi phí duy trì hoạt động cho máy móc thiết bị tăng dần qua các năm, chi phí bảo trì đã trở thành một bài toán cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần phải có một kế hoạch cụ thể để duy trì và bảo dưỡng máy móc khi gặp sự cố hoặc hỏng hóc và TPM đã trở thành một giải pháp được đưa ra nhằm giải đáp bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp.

Blockchain - “chìa khóa” chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai
Công nghệ

Blockchain - “chìa khóa” chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai

Trong làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0, Blockchain được xem là "chìa khóa" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai. Kể từ khi công nghệ Blockchain ra đời, đã tạo ra một “cơn sóng” về công nghệ lên tất cả các ngành, nghề từ truyền thống lâu đời đến các ứng dụng công nghệ mới nhất… Hiện, rất nhiều quốc gia đã, đang nghiên cứu hoặc có mục tiêu chiến lược lấy công nghệ này làm nền tảng phát triển quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng.

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank
Doanh nghiệp

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank, giúp người dân khắp mọi miền Tổ quốc có thể nhanh chóng lựa chọn tổ chức/đơn vị/quỹ tại các cấp Trung ương và địa phương để chuyển tiền ủng hộ đồng bào.

Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khai mạc Diễn đàn
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Ngày 13.9, tại Thành phố Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo (Techfest) vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024 với chủ đề 'Liên kết vùng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển bền vững'.

Viettel tặng điện thoại 4G miễn phí cho khách hàng
Công nghệ

Viettel tặng điện thoại 4G miễn phí cho khách hàng

Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết, từ ngày 1.9.2024 sẽ hỗ trợ chuyển đổi lên 4G miễn phí cho khách hàng sử dụng máy 2G. Theo đó, Viettel Telecom sẽ dành tặng máy điện thoại phím bấm 4G (Feature Phone) cho khách hàng không có điều kiện nâng cấp máy điện thoại 2G lên 4G.

Dừng cung cấp mạng di động GSM (2G) từ 16.9
Công nghệ

Dừng cung cấp mạng di động GSM (2G) từ 16.9

Đây là một trong những nội dung được quy định trong Thông tư 04/2024/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy hoạch băng tần 880-915 MHz và 925-960 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt làm việc với tỉnh Quảng Ngãi
Khoa học - Công nghệ

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt làm việc với tỉnh Quảng Ngãi

Chiều 30.8, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ngãi về tình hình hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; định hướng hoạt động khoa học và công nghệ (KH - CN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong thời gian tới.