Khai mạc Triển lãm Điện tử Quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 11.9, tại Hà Nội Triển lãm Điện tử Quốc tế (NEPCON) Việt Nam 2024 đã chính thức khai mạc. Triển lãm là sự kiện thường niên của ngành công nghiệp điện tử do RX Tradex Việt Nam tổ chức.

NEPCON Việt Nam 2024 thu hút sự quan tâm và tham gia của gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu đến từ 20 quốc gia trên toàn thế giới. Sự kiện có sự góp mặt của 14 tổ chức và hiệp hội quốc tế từ Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các đơn vị tham gia mang đến Triển lãm lần này những công nghệ tiên tiến và giải pháp đột phá, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất điện từ trong nước.

Phát biểu khai mạc Triển lãm, Tổng Giám đốc Công ty RX Tradex Việt Nam Vũ Trọng Tài cho biết, NEPCON Việt Nam 2024 là minh chứng cho một hành trình đồng hành cùng sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.

Sự kiện này không chỉ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được những xu hướng công nghệ tiên tiến nhất, mà còn tạo ra một sân chơi bình đẳng để các doanh nghiệp trong nước và quốc tế cùng nhau hợp tác và phát triển.

trien-lam-dnktx1-1726039672.jpg
Tổng Giám đốc Công ty RX Tradex Việt Nam Vũ Trọng Tài phát biểu khai mạc triển lãm

NEPCON Việt Nam 2024 tập trung vào các lĩnh vực chính như công nghệ, thiết bị cho ngành hàn bề mặt (SMT), dịch vụ hỗ trợ sản xuất ngành điện tử, công nghiệp bán dẫn và thiết bị cho sản xuất bo mạch (PCB). Đặc biệt, những sản phẩm và giải pháp tại triển lãm chủ yếu hướng đến việc phát triển sản xuất 4.0 và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này cho thấy thị trường Việt Nam đang trở thành một điểm đến quan trọng cho ngành sản xuất điện tử của khu vực và thế giới.

DSC_4633.JPG

Cũng theo Ban Tổ chức, các sản phẩm và giải pháp trưng bày tại triển lãm năm nay ghi nhận khoảng 30% doanh nghiệp tập trung vào sản xuất linh kiện điện tử và 20% vào lắp ráp không chỉ phản ánh những xu hướng mới mà còn chứng minh tiềm năng mở rộng phát triển mạnh mẽ của ngành điện tử.

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 11 - 13.9, tại Cung văn hoá hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội), dự kiến đón hơn 10.000 khách tham quan trong suốt ba ngày diễn ra sự kiện.

Bên cạnh việc trưng bày sản phẩm, Triển lãm còn tổ chức một loạt các hoạt động giao thương giá trị, bao gồm chuỗi hội thảo chuyên sâu về các chủ đề như: Sản xuất thông minh - Chuyển đổi số; Công nghiệp 4.0, AI và loT trong sản xuất điện tử,... Những chủ đề này không chỉ mang đến các xu hướng công nghệ hiện đại, mà còn đưa ra những giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và giảm thiểu chi phí vận hành.

DSC_4609.JPG
Tại triển lãm, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ đã giới thiệu với người xem nhiều máy móc phục vụ cho sản xuất linh kiện điện tử

Một trong những hoạt động nổi bật tại NEPCON Việt Nam 2024 là Cuộc thi hàn tay và sửa chữa quốc tế IPC và sự kiện kết nối giới thiệu Triển Lãm NEPCON Châu Á cũng do Tập đoàn RX tổ chức sẽ diễn ra vào tháng 11.2024, tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và lựa chọn những nhà cung cấp chất lượng, đồng thời mở rộng mạng lưới hợp tác.

Đáng chú ý, tại Triển lãm năm nay, Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA) sẽ tham gia với đoàn thương mại gồm 10 doanh nghiệp điện tử, nhằm mục tiêu gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam, kết nối với các nhà phân phối, đại lý và mở rộng thị trường tại Việt Nam. Sự kiện này được hỗ trợ và thực hiện bởi TITA là Cục quản lý thương mại quốc tế Đài Loan.

Ý kiến bạn đọc

Công nghệ

Vietcombank tiếp tục tiên phong trong hành trình chuyển đổi số
Công nghệ

Chuyển đổi số tại Vietcombank - Hành trình không ngừng nghỉ

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, khẳng định vai trò là ngân hàng đối ngoại chủ lực. Đằng sau những thành tựu đó là quá trình chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ, liên tục và sâu rộng.

Ban Khoa học công nghệ và Chuyển đổi số Tập đoàn ứng dụng AI trình bày tại hội thảo.
Công nghệ

Bắt nhịp xu hướng, triển khai ứng dụng công trình số

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức Hội thảo về công trình số (Digital Factory) để triển khai xây dựng, ứng dụng công nghệ trong thời gian tới. Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn chủ trì Hội thảo.

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng
Khoa học - Công nghệ

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng

Báo cáo về Tình hình nguy cơ an toàn thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố đã cung cấp góc nhìn toàn cảnh về thực trạng an ninh mạng tại Việt Nam xuyên suốt 1 năm, đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa gia tăng và đề xuất khuyến nghị phòng ngừa cho các doanh nghiệp trong nước.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk
Xã hội

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk

Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ

Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung”do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27.3, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng quy định cho sàn tập trung để kiểm soát dòng tiền, thuế và rủi ro, đồng thời cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ - vừa bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, vừa tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới, phát triển hệ sinh thái số.

BHXH Việt Nam tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin
Xã hội

Xây dựng hạ tầng số hiện đại, bảo mật

Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin an toàn, hiện đại, góp phần bảo vệ hiệu quả dữ liệu cá nhân và bảo đảm an toàn thông tin của người dân, người lao động và doanh nghiệp tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn