Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Nguồn: gulfif.org

Nguồn: gulfif.org

Hướng tới vai trò trung tâm về AI trong tương lai

Theo báo cáo từ công ty tư vấn PwC, với dự kiến ​​AI sẽ đóng góp 320 tỷ USD cho Trung Đông vào năm 2030, chiếm 2% tổng lợi nhuận toàn cầu, các quốc gia vùng Vịnh đang cho thấy tham vọng trở thành những thế lực lớn, đóng vai trò trung tâm tương lai trong lĩnh vực AI.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh AI toàn cầu (GAIN) gần đây, được tổ chức tại thủ đô Riyadh của Ảrập Xêút từ ngày 10 -12.9, các chuyên gia nhấn mạnh sự sẵn sàng của vùng Vịnh trong việc thúc đẩy quá trình áp dụng AI nhanh chóng. Ông Stephen Anderson, giám đốc chiến lược Trung Đông tại PwC nhận xét, người dân ở đây “đã chuẩn bị tốt hơn nhiều để thử nghiệm và tham gia vào AI so với các khu vực khác trên thế giới”.

Tuy nhiên, sự phát triển của AI đi kèm với thách thức không nhỏ, đáng chú ý là bản chất tiêu tốn nhiều năng lượng của nó, dẫn đến lượng khí thải nhà kính tăng lên nhanh chóng. Google báo cáo rằng, lượng khí thải năm 2023 của họ cao hơn gần 50% so với năm 2019, một phần là do nhu cầu năng lượng của AI. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, nhu cầu năng lượng từ AI, trung tâm dữ liệu và tiền điện tử có thể tăng gấp đôi vào năm 2026. Các quốc gia vùng Vịnh, giàu nhiên liệu hóa thạch nhưng cũng dồi dào các nguồn năng lượng tái tạo, đang ở vị thế độc tôn để giải quyết vấn đề này bằng cách tích hợp phát triển AI với các giải pháp năng lượng bền vững. Theo ông Anderson, đây là khu vực có chi phí sản xuất năng lượng mặt trời thấp nhất thế giới, mang lại cơ hội quan trọng trong việc kết hợp yếu tố bền vững với nhu cầu năng lượng của AI.

Đầu tư và đa dạng hóa AI tại các nền kinh tế vùng Vịnh

Ông Anderson chỉ ra UAE, Qatar và Ảrập Xêút là những nhà đầu tư hàng đầu trong khu vực vào AI. Sáng kiến “Tầm nhìn 2030” của Ảrập Xêút, nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc của quốc gia này vào dầu mỏ, đã thúc đẩy các khoản đầu tư đáng kể vào AI. Theo Cơ quan Dữ liệu và AI của Ảrập Xêút (SDAIA), AI dự kiến ​​sẽ đóng góp 12% GDP của nước này vào năm 2030, với mức tăng trưởng hàng năm là 29%. Các quốc gia khác, như Qatar và UAE, cũng đang đầu tư mạnh vào AI như một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm đa dạng hóa nền kinh tế.

Phát triển các công cụ AI đáp ứng cụ thể nhu cầu của khu vực là trọng tâm chính của các quốc gia vùng Vịnh. Đã có những nỗ lực đáng kể trên khắp khu vực để phát triển các mô hình tiếng Ảrập được đào tạo trên nhiều tập dữ liệu cục bộ, nắm bắt được sắc thái của ngôn ngữ theo cách mà các nền tảng như ChatGPT còn thiếu. Năm ngoái, UAE công bố công cụ có tên là Jais, trong khi Ảrập Xêút phát triển chatbot tiếng Ảrập ALLaM. Các công cụ này đang được tích hợp với các nền tảng toàn cầu như Microsoft Azure và Watsonx của IBM, cho phép chúng dễ tiếp cận hơn và có khả năng cạnh tranh hơn trên trường thế giới.

Ông Nick Studer, Tổng giám đốc điều hành của Oliver Wyman Group, nhấn mạnh rằng việc tập trung vào các mô hình tiếng Ảrập kể trên có thể giúp các quốc gia vùng Vịnh cạnh tranh với những thị trường nói tiếng Anh. Việc phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn dựa trên tiếng Ảrập cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, từ chatbot đến các ứng dụng của Chính phủ và doanh nghiệp, báo hiệu động thái hướng tới việc tạo ra một trung tâm AI trong khu vực.

Thách thức về quản trị

Trong khi các quốc gia vùng Vịnh đang tiến triển nhanh chóng trong quá trình phát triển AI, thì vấn đề quản trị vẫn là mối quan tâm cần chú ý. Sự phát triển nhanh chóng của AI đặt ra nhiều câu hỏi về quyền riêng tư, thay đổi việc làm và an ninh quốc gia, đặc biệt là khi các nền kinh tế trở nên phụ thuộc vào các công nghệ được phát triển bên ngoài. Trong Hội nghị GAIN, các chính sách quan trọng đã được đưa ra, bao gồm hướng dẫn về việc sử dụng công nghệ deep fake một cách có trách nhiệm và Hiến chương Riyadh về AI trong Thế giới Hồi giáo, trong đó nêu rõ sự phát triển có đạo đức của các công nghệ AI theo các giá trị Hồi giáo.

Việc thiết lập các khuôn khổ quản lý chặt chẽ là điều cần thiết để bảo đảm AI được phát triển một cách an toàn và phù hợp với đạo đức. Như ông Studer lưu ý, “điều quan trọng là chúng ta phải có các quy định hợp lý”. Nếu không có sự quản lý phù hợp, khả năng phát triển của AI có thể dẫn đến vi phạm quyền riêng tư, mất việc làm hoặc thậm chí rủi ro đối với chủ quyền quốc gia.

Tham vọng trở thành siêu cường AI của các quốc gia vùng Vịnh phản ánh cả mong muốn đa dạng hóa nền kinh tế và vị thế chiến lược của họ với tư cách là những nước đi đầu về năng lượng. Với các khoản đầu tư lớn vào các mô hình tiếng Ảrập và các giải pháp năng lượng bền vững, Ảrập Xêút, Qatar và UAE đang sẵn sàng dẫn đầu khu vực, thậm chí là cả thế giới, về đổi mới AI. Tuy nhiên, khi sự phát triển của AI tăng tốc, khu vực vùng Vịnh cũng phải ưu tiên quản lý có trách nhiệm để giải quyết các thách thức về đạo đức và xã hội mà nó đặt ra.

Quốc tế

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng
Quốc tế

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng

Năm 2024, Pakistan chứng kiến ​bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội và sự trở lại của chủ nghĩa khủng bố, đẩy đất nước trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Để giải quyết những thách thức này, Pakistan cần chuyển đổi toàn diện với những ưu tiên: phục hồi kinh tế, hiện đại hóa kỹ thuật số, cải cách giáo dục, đơn giản hóa quy định, mở rộng cơ sở thuế, đổi mới công nghiệp và ổn định chính trị để bảo đảm tiến bộ bền vững.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu
Quốc tế

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu

Thành công chỉ sau một đêm của công cụ DeepSeek của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể nhận thức của Ấn Độ về cuộc đua AI. Nhằm củng cố vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh AI toàn cầu, quốc gia này đã có những thay đổi đáng chú ý trong các chiến lược và sáng kiến, được thiết kế để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới AI quốc gia, cho phép nước này cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc thông qua sự tham gia tích cực với các công ty khởi nghiệp và doanh nhân Ấn Độ.