Nhà mạng tăng cường lưu lượng, đảm bảo nhu cầu người dân dịp lễ Quốc khánh

Cả 3 nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone đều cho biết đã bổ sung thêm nhiều trạm BTS, xe phát sóng lưu động để đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9 năm nay.

Năm nay, người lao động trên cả nước sẽ có kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2.9 kéo dài 4 ngày từ 31.8 đến hết 3.9.2024. Do vậy, ngay từ sớm các nhà mạng đã lên phương án chuẩn bị để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dùng di động trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2.9.2024.

Nhằm đảm bảo an toàn thông tin liên lạc, chất lượng dịch vụ cho khách hàng trong kỳ nghỉ lễ 2.9, tập đoàn VNPT đã thực hiện việc rà soát toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc, sẵn sàng mở rộng, đấu tăng dung lượng cho các hệ thống để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng trong kỳ nghỉ lễ.

Về năng lực mạng lưới, VNPT đã thực hiện rà soát, nâng cao chất lượng mạng tại các khu vực dự báo tập trung đông người như bến xe, khu nghỉ mát, trung tâm thương mại… triển khai giải pháp kỹ thuật bổ sung nâng cấp cấu hình cho 37 trạm hiện hữu, thực hiện phát sóng xe lưu động 23 địa điểm.

Nhà mạng tăng cường lưu lượng, đảm bảo nhu cầu người dân dịp lễ Quốc khánh -0
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+

Đặc biệt, từ đầu năm nay, VNPT đã triển khai phát sóng thêm 4.000 trạm BTS để nâng cao chất lượng dịch vụ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng tăng cao của khách hàng trong các dịp nghỉ lễ.

Tất cả các hệ thống thông tin liên lạc của VNPT đều đã được xây dựng, đảm bảo dự phòng và sẵn sàng các phương án để khi có sự cố có thể xử lý nhanh. VNPT cũng đã triển khai phương án nhân sự trực sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh vào thời điểm trước, trong và sau dịp nghỉ lễ.

Đại diện Viettel cho biết, để chuẩn bị cho kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2.9, Tổng công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đã bổ sung thêm 1.000 giải pháp nâng cao dung lượng, bao gồm 50 trạm BTS mới, 20 xe phát sóng cơ động, bổ sung 60 “small cell” và thêm 870 “cell” (tế bào mạng) mới.

Viettel Networks đã hoàn thành rà soát, nâng cấp, tối ưu, đảm bảo các công cụ, phần mềm cho hoạt động giám sát, quản lý vận hành khai thác mạng lưới, đảm bảo tải hệ thống những ngày nghỉ lễ đáp ứng hoạt động gấp 2 lần so với ngày thường.

Theo đó, hệ thống quản lý hiệu suất mạng (NPMS) đã được nâng cấp để giảm thời gian phản ứng khi có sự cố xuống 15-30 phút (trước khi tối ưu là 45 phút - 1 giờ).

Các hệ thống quản lý và giám sát mạng lưới như GEO, ZDT, EBS, Datamon, Csmon đều đã hoàn thành việc kiểm tra và tối ưu hạ tầng dữ liệu lớn, đảm bảo chỉ sử dụng dưới 90% khả năng tính toán và lưu trữ, giúp mạng lưới hoạt động hiệu quả và ổn định hơn.

Viettel cũng đã chủ động điều chỉnh các thông số kỹ thuật của mạng 2G/3G và phân phối lại lưu lượng dữ liệu trong mạng 4G nhằm ngăn chặn tình trạng quá tải, giữ cho mạng 4G luôn hoạt động ổn định. So với những năm trước, Viettel đã tích cực triển khai công cụ tối ưu vùng phủ bằng AI (XO) giúp cải thiện 10% vùng phủ, 5% về tốc độ và cải thiện khoảng 10% các chỉ số KPI nói chung.

Tổng công ty Viễn thông MobiFone cũng đã chuẩn bị các phương án kỹ thuật, tăng cường chất lượng mạng lưới để đảm bảo mạng lưới ổn định, thông suốt trong dịp Lễ Quốc khánh 2.9 năm nay.

Tại các khu vực trọng điểm diễn ra các lễ hội và tập trung đông người, MobiFone đã thực hiện khảo sát, hoàn thành các công tác triển khai đo kiểm, đánh giá chất lượng vùng phủ sóng, lắp đặt bổ sung các trạm phát lưu động, tăng cường vùng phủ sóng, mở rộng tài nguyên cho các trạm 4G để đảm bảo nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Các thiết bị trên mạng lưới MobiFone đều đã được kiểm tra đảm bảo cấu hình dự phòng cao để không xảy ra sự cố mạng, dung lượng mạng và các hướng truyền dẫn trong nước, quốc tế, sẵn sàng cho nhu cầu sử dụng của khách hàng tăng cao so với ngày thường.

MobiFone đã thực hiện tối ưu và tự động hóa trong công tác vận hành khai thác mạng lưới sử dụng công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, nhà mạng cũng lên kế hoạch chi tiết, hoàn thành phân lịch trực điều hành, ứng cứu thông tin, tiếp nhận và xử lý sự cố.

Công nghệ

Ảnh minh hoạ
Công nghệ

Công nghệ sinh học sẽ dẫn dắt ngành nông nghiệp

Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics
Doanh nghiệp

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics

Ngày 1.10, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel công bố Chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm gian hàng Viettel tại sự kiện và đánh giá cao vai trò của các nền tảng công nghệ đối với hạ tầng số, hạ tầng logistics quốc gia.

Toàn cảnh tọa đàm.
Kinh tế

Không phát triển 5G theo phong trào

5G đóng vai trò quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Minh Tuấn cho rằng, việc triển khai 5G phải dựa theo nguồn lực và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp để đạt hiệu quả, không thể chạy theo phong trào.

Các đại biểu bấm nút khai mạc Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023
Khoa học - Công nghệ

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển
Công nghệ

Việt Nam tăng hai bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đây là thông tin do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại buổi lễ báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII năm 2024 được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 26.9. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, đặc biệt, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số nhập khẩu công nghệ cao; xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - thành viên đồng sáng lập C4IR phát biểu
Công nghệ

Những bước chân tiên phong thu hút “đại bàng” về hợp lực

Ngay khi Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) được xúc tiến thành lập, một số doanh nghiệp lớn trong nước đã có những dự án điển hình, thu hút “đại bàng” về hợp lực. Đặc biệt, ngày khánh thành vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và gửi gắm niềm tin và kỳ vọng C4IR khai mở động lực mới cho TP. Hồ Chí Minh và cả nước.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan triển lãm Công nghệ chip bán dẫn tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Công nghệ

Tháo “nút thắt” về thể chế, chính sách

Những ngày cuối cùng của tháng 9 đã đón nhận tin vui cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nước nhà. Trước hết, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024; sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR). Tuy nhiên, để Việt Nam nâng cao vị thế và vai trò của mình trong bản đồ đổi mới sáng tạo khu vực và trên thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nút thắt về thể chế, chính sách là rào cản lớn nhất cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Blockchain trong giám sát chuỗi cung ứng đang được sử dụng rộng rãi
Công nghệ

Tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển

Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để Blockchain phát triển, song hiện nay nhiều Startup và công ty Blockchain của người Việt phải đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Đây cũng là một dạng “chảy máu chất xám và nguồn lực", nguyên nhân chính do pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có những quy định và khung pháp lý rõ ràng về lĩnh vực này. Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần sớm xây dựng, hoàn chỉnh về chính sách và khung pháp lý để tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển.

Tích cực đóng góp phát triển nền kinh tế số, Meey Group xuất sắc giành hai giải thưởng tại I4.0 Awards
Kinh tế

Tích cực đóng góp phát triển nền kinh tế số, Meey Group xuất sắc giành hai giải thưởng tại I4.0 Awards

Tại lễ biểu dương Top công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2024 (I4.0 Award) vừa diễn ra ngày 27.9 tại Hà Nội, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số bất động sản Meey Group đã xuất sắc lọt “Top tổ chức/doanh nghiệp Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo” và “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh, giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0”.