Chuyện bảo tồn hổ Đông Dương trong sách đỏ tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Được xếp vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, 7 chú hổ Đông Dương được chăm sóc nghiêm ngặt tại Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng bằng quy trình khoa học cùng tình cảm của những người làm công việc cứu hộ, bảo tồn.

Để hổ “thư giãn” trong môi trường bán hoang dã

Nằm sâu giữa rừng xanh của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi đang cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài động vật rừng quý hiếm, trong đó có 7 cá thể hổ Đông Dương. Các cá thể hổ được nuôi dưỡng trong không khí và thanh âm hùng vĩ của núi rừng. Theo những người cứu hộ, điều này sẽ giúp hổ cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn, mang đến điều kiện phát triển gần tương đồng trong tự nhiên.

Chuyện bảo tồn hổ Đông Dương trong sách đỏ tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng -0
Cá thể hổ Đông Dương có trọng lượng lớn nhất tại Trung tâm. Ảnh: Khánh Trinh

Được biết, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chăm sóc và nuôi dưỡng 7 cá thể hổ được giải cứu từ một vụ án hình sự do Công an tỉnh Nghệ An thực hiện vào tháng 8.2021. Sau đó, 7 con hổ được đưa về VQG Pù Mát (Nghệ An) chăm sóc. Tháng 3.2022, các cá thể hổ được bàn giao cho VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nuôi dưỡng, nhằm tạo điều kiện phát triển tốt hơn cho động vật hoang dã.

Từ thời điểm về với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chỉ nặng khoảng 50 - 60kg, đến nay, sau 2 năm nuôi dưỡng, các con hổ đã đến tuổi trưởng thành, con lớn nhất nặng khoảng 160kg, chiều dài trên 1,5m. Những con còn lại nặng khoảng 120kg.

Chuyện bảo tồn hổ Đông Dương trong sách đỏ tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng -0
Các cá thể hổ được chăm sóc và nuôi dưỡng đặc biệt. Ảnh: Khánh Trinh
Chuyện bảo tồn hổ Đông Dương trong sách đỏ tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng -0
Nhân viên cứu hộ cho hổ ăn theo khẩu phần được thiết kế riêng. Ảnh: Khánh Trinh

7 cá thể hổ này được nuôi ở các chuồng riêng biệt, mỗi chuồng rộng 26m2, được xây kiên cố và có lớp tôn cách nhiệt, nền đất tự nhiên và bê tông kết hợp, cùng bể nước và kệ nằm đảm bảo môi trường sống phù hợp cho động vật hoang dã. 

Theo nhân viên cứu hộ Hoàng Mạnh Hùng, bên cạnh các tiêu chuẩn cơ bản về thực phẩm, đơn vị phải lên kế hoạch dinh dưỡng cho các con hổ theo tiêu chuẩn bảo tồn, giữ “hình thể” các chú hổ ở tỷ lệ cân đối nhất. Bên cạnh đó, các hạng mục trong khuôn viên sinh sống của hổ cũng được đảm bảo tính giải trí và thư giãn.

“Hồ tắm, giá gỗ nằm, dây thừng là phúc lợi động vật cho hổ, giúp các cá thể hổ có thêm hoạt động vận động, vui chơi. Tại đây có một số chú hổ rất hiếu động, có bạn thích tắm, có bạn thích leo trèo, có bạn lại chơi cùng với nhau”, anh Hoàng Mạnh Hùng cho biết.

Chuyện bảo tồn hổ Đông Dương trong sách đỏ tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng -0
Khu vực nuôi dưỡng có các hạng mục phúc lợi, để hổ vui chơi và vận động. Ảnh: Khánh Trinh
Chuyện bảo tồn hổ Đông Dương trong sách đỏ tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng -0
Khẩu phần ăn được tính toán nhằm đảm bảo "hình thể" cân đối cho hổ. Ảnh: Khánh Trinh

Theo Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, đây là giống hổ tự nhiên, nên khi được đưa về đơn vị để nuôi dưỡng và bảo vệ, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã xây dựng phương án chăm sóc lâu dài, để loài vật có thể gần gũi với môi trường sống vốn có của nó nhất.

Những người cứu hộ tâm huyết với động vật hoang dã

Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật hiện đang chăm sóc khoảng 80 cá thể động vật rừng. Điều đặc biệt là các nhân viên cứu hộ nhớ rõ tất cả đặc điểm, điều kiện sống cần thiết, đặc tính, thậm chí cả tính cách cá nhân riêng của mỗi một cá thể. 

Không chỉ riêng 7 cá thể hổ, các loài động vật rừng khác đang được bảo tồn và nuôi dưỡng tại Trung tâm cũng đc anh Hoàng Mạnh Hùng cùng lực lượng cứu hộ nắm rõ tính cách và tập tính sinh trưởng. Đối với các cán bộ tại đây, việc này phục vụ quá trình công tác và chăm sóc tốt nhất các cá thể động vật hoang dã, đồng thời cũng là niềm vui của các anh khi tiếp xúc với các con thú mỗi ngày.

Chuyện bảo tồn hổ Đông Dương trong sách đỏ tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng -0
Một số loài động vật khác tại Trung tâm. Ảnh: Khánh Trinh
Chuyện bảo tồn hổ Đông Dương trong sách đỏ tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng -1
Các cá thể được giải cứu và giao cho Trung tâm chăm sóc, cứu hộ. Ảnh: Khánh Trinh
Chuyện bảo tồn hổ Đông Dương trong sách đỏ tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng -0
Nhân viên cứu hộ Hoàng Mạnh Hùng giới thiệu về khu vực nuôi dưỡng và theo dõi các loài động vật rừng. Ảnh: Khánh Trinh

Tuy vậy, vì là động vật hoang dã, nhiều loài còn được xếp là thú dữ, anh Hùng cùng lực lượng cứu hộ không khỏi “căng thẳng” khi làm việc. 

“Trong số 7 cá thể hổ Đông Dương, 2 cá thể cái vẫn không thoải mái khi tiếp xúc với con người, thường xuyên gầm và đe dọa nhân viên. Do đó, mỗi lần làm vệ sinh không gian sống của các cá thể hổ, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và lo sợ. Những cá thể này cũng được chăm sóc tại khu riêng cách biệt để hạn chế tạo căng thẳng, giúp chúng thoải mái hơn”, nhân viên cứu hộ Hoàng Mạnh Hùng cho biết.

Chuyện bảo tồn hổ Đông Dương trong sách đỏ tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng -0
Xét theo tính cách, 2 chú hổ được xếp ở cùng nhau để sinh hoạt, vui đùa. Ảnh: Khánh Trinh
Chuyện bảo tồn hổ Đông Dương trong sách đỏ tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng -0
Cá thể hổ Đông Dương đã quen với sự xuất hiện của các nhân viên cứu hộ. Ảnh: Khánh Trinh

Ông Phạm Kim Vương, phụ trách phòng cứu hộ động vật của Trung tâm cho biết, bên cạnh chuyên môn, đội ngũ nhân viên ở đây cũng phải mẫn cán, đam mê và giàu tâm huyết với nghề, do công việc không kém phần vất vả với đặc thù riêng.

“Động vật hoang dã có các loại bệnh riêng nên chúng tôi cũng phải đặc biệt theo dõi chăm sóc một số cá thể, đồng thời cẩn trọng để đảm bảo an toàn bản thân vì có một số cá thể có tập tính hung dữ. Các anh em cũng đã gắn bó với công việc bằng sự chuyên nghiệp và tình yêu nghề, để góp phần bảo tồn các loài vật quý hiếm của thiên nhiên”, ông Phạm Kim Vương chia sẻ.

Du lịch - Thể thao

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk
Xã hội

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk

Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Bộ Công an tổ chức Ngày chạy Olympic – Vì an ninh Tổ quốc
Du lịch - Thể thao

Bộ Công an tổ chức Ngày chạy Olympic – Vì an ninh Tổ quốc

Ngày 27.3, tại Khu Tượng đài "Công an nhân dân vì dân phục vụ", phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ khai mạc Ngày chạy Olympic - Vì an ninh Tổ quốc khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an và Công an Thành phố Hà Nội năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Thượng tướng Trần Quốc Tỏ chủ trì buổi lễ

Đảo Cát Bà thăng hạng du lịch, đầu tư nhờ mạng lưới giao thông hiện đại
Du lịch - Thể thao

Đảo Cát Bà thăng hạng du lịch, đầu tư nhờ mạng lưới giao thông hiện đại

Bến phà Đồng Bài – Cái Viềng được mở rộng, cáp treo chạy quanh năm, xe bus điện đón tận nhà ga cáp treo, hay tàu cao tốc mở thêm tuyến mới đến trung tâm đảo Cát Bà… Hệ thống giao thông ngày càng thuận lợi, đồng bộ giúp Cát Bà phát triển mạnh mẽ du lịch bốn mùa, thành điểm đến hấp dẫn nhất miền Bắc.

Quảng bá du lịch Lạng Sơn tại miền Trung
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá du lịch Lạng Sơn tại miền Trung

Chiều 24.3, tại TP. Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị “Quảng bá điểm đến du lịch Lạng Sơn 2025”, với sự tham dự của lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, các doanh nghiệp, công ty lữ hành khu vực miền Trung.