Chương trình OCOP Khánh Hoà thu hút nhiều sản phẩm chất lượng

Năm 2024, toàn tỉnh Khánh Hòa có 187 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc triển khai thực hiện chương trình OCOP tỉnh Khánh Hòa rất có ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.

Những con số đáng khích lệ

Năm 2024, toàn tỉnh có 187 sản phẩm của 96 chủ thể tham gia, tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Chương trình OCOP năm nay đặt mục tiêu nâng cấp, chuẩn hóa, hoàn thiện ít nhất 100 sản phẩm đạt 3 sao trở lên; các địa phương như huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Sơn, TX. Ninh Hòa và TP. Nha Trang có ít nhất 2 sản phẩm đạt 4 sao, đạt mục tiêu toàn tỉnh có ít nhất 10 sản phẩm OCOP 4 sao, trong đó có 1 sản phẩm đủ số điểm đề nghị trung ương công nhận đạt 5 sao.

dbnd_tl_z6148976680852-289216b7cd5ccf21acd0cb24595fe19b.jpg
Chương trình OCOP Khánh Hoà thu hút 187 sản phẩm tham gia, tạo động lực cho doanh nghiệp địa phương phát triển

Cụ thể, 57/187 sản phẩm được UBND cấp huyện ban hành quyết định công nhận và xếp hạng đạt 3 sao năm năm 2024 (gồm 42 thực phẩm, 6 đồ uống, 8 thủ công mỹ nghệ, 1 sản phẩm dịch vụ du lịch) của 36 chủ thể (8 doanh nghiệp, 9 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác, 15 hộ kinh doanh).

Và 19/187 sản phẩm có số điểm đánh giá đạt 4 sao của hội đồng cấp huyện, cụ thể Vạn Ninh 15 sản phẩm, Nha Trang 4 sản phẩm, hiện đã trình hội đồng cấp tỉnh đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Khánh Hoà, phân theo nhóm sản phẩm có: 160 thực phẩm, 41 đồ uống, 1 sản phẩm mỹ phẩm, 29 thủ công mỹ nghệ, 1 sản phẩm sinh vật cảnh, 1 sản phẩm dịch vụ du lịch.

dbnd_tl_z6148976678718-9edabf92cd7eb38bdc37fec99029f79c.jpg
Trầm hương Khánh Hòa được nhiều khách hàng lựa chọn

Vạn Ninh có 17 sản phẩm đạt 3 sao, Diên Khánh 8 sản phẩm đạt 3 sao, Cam Lâm 10 sản phẩm đạt 3 sao, Nha Trang 9 sản phẩm đạt 3 sao, Cam Ranh 4 sản phẩm đạt 3 sao, Ninh Hòa 2 sản phẩm đạt 3 sao, Khánh Vĩnh 7 sản phẩm.

Bên cạnh các sản phẩm tươi sống quen thuộc như: xoài, dừa, khoai sáp, mít, ổi, hàu, mực, mật ong…; còn có nhiều sản phẩm được sấy khô, sấy thăng hoa trên quy trình công nghệ hiện đại, đóng gói đẹp mắt như: rong nho, rong sụn, xáo tam phân, xoài, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, chuối, đông trùng hạ thảo…

Theo Phó Giám đốc Công ty TNHH Trí Tín Lê Bền - chủ thể tham gia chương trình OCOP Khánh Hoà với sản phẩm rong nho cho biết, trải qua quá trình hoàn thiện hồ sơ, các cấp khảo sát thực tế vùng trồng, cơ sở chế biến, xem xét, đánh giá hồ sơ từ cấp địa phương, thị xã, đến cấp tỉnh. Đến đầu năm 2023, sản phẩm đã được UBND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt kết quả chấm điểm đạt 5 sao.

“Khi tham gia chương trình OCOP, chúng tôi được các cấp các ngành hỗ trợ và ưu tiên trong việc xúc tiến, quảng bá sản phẩm. Đặc biệt là việc kết nối, giao thương với các đơn vị các tỉnh thành trên cả nước. Nhờ đó, sản phẩm cũng sẽ được quảng bá và phát triển, khẳng định thương hiệu cho công ty nói riêng và tỉnh Khánh Hoà nói chung.”, ông Bền cho hay.

Khánh Hòa đã có 244 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên còn thời hạn công nhận, trong đó có 1 sản phẩm có số điểm đạt 5 sao, 28 sản phẩm đạt 4 sao (chiếm 11,48%), 215 sản phẩm đạt 3 sao (chiếm 88,11%). Có 127 chủ thể có sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có 55 Doanh nghiệp (chiếm 43,31%), 22 hợp tác xã (chiếm 17,32%), 14 tổ hợp tác (chiếm 11%), 36 hộ kinh doanh (chiếm 28,34%).

dbnd_tl_z6158008424629-7e2ab7004c38006ef980232098302e3f-4818.jpg
Rong nho Trí Tín là sản phẩm OCOP đầu tiên của Khánh Hòa được đề nghị 5 sao

Còn nhiều sản phẩm OCOP tiềm năng

Năm 2024, có khá nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, điểm du lịch tham gia Chương trình OCOP, như: Làng nghề xoi trầm hương ở thôn Phú Hội 1 (xã Vạn Thắng, Vạn Ninh); dịch vụ du lịch cộng đồng trải nghiệm xứ xoài Cam Lâm; mô hình du lịch nông nghiệp ở trang trại dừa xiêm hữu cơ Phượng Hoàng Farm (xã Ninh Tây, Ninh Hòa); dịch vụ du lịch sinh thái vườn ao chuồng (xã Ninh Thọ, Ninh Hòa); dịch vụ du lịch sinh thái tham quan trồng và chế tác trầm hương (xã Diên Thọ, Diên Khánh); điểm du lịch sinh thái ở xã Bình Lập (Cam Ranh)…

Năm nay, tỉnh khuyến khích các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch để đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp, nông thôn, chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã được Chính phủ, UBND tỉnh ban hành.

dbnd_tl_du-lich-sinh-thai-ocop-6860.jpg
Mô hình du lịch sinh thái của Hợp tác xã canh nông du lịch Phượng Hoàng (xã Ninh Tây, TX. Ninh Hòa) đăng ký tham gia chương trình OCOP 2024

Theo thống kê của Sở NN-PTNT Khánh Hoà, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch được công nhận là sản phẩm OCOP. Đó là sản phẩm Điểm du lịch của anh Tư (xã Cam Lập, TP. Cam Ranh) và Điểm du lịch Hoàng Trầm (xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh).

Năm nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có nhiều điểm dịch vụ du lịch ở khu vực nông thôn đăng ký tham gia chương trình OCOP. Qua khảo sát của tổ tư vấn giúp việc hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh về các sản phẩm tham gia chương trình OCOP 2024, đối với sản phẩm dịch vụ du lịch, thành viên trong tổ đã hướng dẫn, định hướng cho các chủ thể tập trung chuẩn hóa, khai thác tốt hơn những giá trị về cảnh quan, văn hóa bản địa, nét đặc trưng, đặc sắc của nghề, làng nghề… gắn với đời sống sản xuất hàng ngày của các chủ thể; từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hoà, mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Khánh Hoà sẽ nâng cấp, chuẩn hóa, hoàn thiện đạt ít nhất 200 sản phẩm đạt từ 3 sao OCOP cấp tỉnh, có ít nhất 3 sản phẩm đạt 5 sao OCOP quốc gia. Khuyến khích các sản phẩm có nguồn nguyên liệu rõ ràng, ổn định tham gia OCOP. Củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tham gia OCOP Khánh Hòa (doanh nghiệp, HTX, THT, hộ sản xuất - kinh doanh có đăng ký kinh doanh).

Hình thành hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP Khánh Hòa. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển thương hiệu, trong phân phối, tiếp thị sản phẩm, qua đó nâng cao doanh số bán hàng OCOP của các tổ chức kinh tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo các chủ thể kinh tế tham gia chương trình OCOP.

Việc triển khai thực hiện chương trình OCOP tỉnh Khánh Hòa có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng, nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời làm thay đổi tập quán sản xuất cũ, khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự tin, sáng tạo khởi nghiệp trong nhân dân, hướng người dân phát triển sản xuất định hướng kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực nông thôn.

Trên đường phát triển

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư
Địa phương

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư

Năm 2024 là năm thứ 2 TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sớm triển khai, từng bước hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương hướng đến trong năm 2025, nhằm xây dựng TP. Buôn Ma Thuột thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Địa phương

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với diện tích đất cây xanh nội thị đạt gần 2.202ha. Phát triển hệ thống cây xanh gắn với công tác quy hoạch sẽ góp phần đưa Buôn Ma Thuột phát triển trở thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước
Trên đường phát triển

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước

Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đặc biệt, việc xây dựng hàng loạt cầu bắc qua sông Cần Thơ đã góp phần đảm bảo cảnh quan đô thị, tạo tiền đề phát triển kinh tế, đồng thời làm điểm nhấn cho thành phố về kiến trúc, văn hoá đô thị miền sông nước. 

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…