Nghệ thuật sân khấu năm 2022:

Chú trọng đầu tư có chiều sâu cho tác phẩm sân khấu

Năm 2022, nghệ thuật sân khấu sôi động, tiến bộ về mọi mặt. Chất lượng của nhiều tác phẩm được nâng cao, góp phần tích cực vào sự phát triển văn học nghệ thuật nước nhà, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của khán giả.

Khát khao sáng tạo, cống hiến

Tại Lễ trao giải thưởng sân khấu năm 2022 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức tối 9.2, nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khẳng định, hầu hết đơn vị nghệ thuật trong và ngoài công lập đều có tác phẩm tham dự liên hoan ở nhiều loại hình nghệ thuật như kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca, xiếc và sân khấu thử nghiệm.

Chú trọng đầu tư có chiều sâu cho tác phẩm sân khấu -1
Tiết mục chào mừng của Nhà hát Múa rối Việt Nam tại Lễ trao giải thưởng sân khấu năm 2022. Ảnh: Lại Tấn

Điều đó chứng tỏ tinh thần trách nhiệm của các đơn vị nghệ thuật, sự khát khao sáng tạo và cống hiến của đội ngũ nghệ sĩ sân khấu cả nước để vượt qua chồng chất những khó khăn, thách thức, nhằm thay đổi diện mạo nghệ thuật sân khấu, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả trong thời kỳ 4.0 với sự phát triển của nhiều phương tiện và loại hình nghệ thuật giải trí khác nhau.

Trong số 130 tác phẩm tham dự các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức năm 2022, đã có 3 tác phẩm đạt giải Xuất sắc, 27 tác phẩm đạt Huy chương Vàng và 32 tác phẩm đạt Huy chương Bạc. "Kết quả trên phần nào phản ánh sinh động giá trị tư tưởng, nội dung, nghệ thuật, hình thức thể hiện của sân khấu Việt Nam năm 2022", ông Chương cho biết. 

Điều đáng mừng nhất là phần lớn đội ngũ lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật, Hội đồng nghệ thuật ở cơ sở đã thay đổi nhận thức, chú trọng đầu tư có chiều sâu về mọi mặt trong quy trình lựa chọn và dàn dựng tác phẩm, đặt chất lượng nghệ thuật của vở diễn lên trên tất cả, xác định rõ đối tượng hưởng thụ là khán giả và chính khán giả là người quyết định sự thành bại, sống còn của đơn vị nghệ thuật và nghệ sĩ.

Có cơ chế đặc thù đào tạo đội ngũ tác giả sân khấu

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Chương cũng cho rằng, để nghệ thuật sân khấu những năm tới xuất hiện nhiều tác phẩm chất lượng cao, cần có sự chung tay đồng lòng tháo gỡ những điểm nghẽn của cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị nghệ thuật, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và đội ngũ trực tiếp tham gia sáng tạo.

Chúng ta không thể quên các nhà biên kịch nổi tiếng đã góp phần quyết định để làm nên thời hoàng kim của nghệ thuật sân khấu Việt Nam trong hai thập kỷ cuối thế kỷ XX. Họ là Lưu Quang Vũ, Xuân Trình, Trần Vương, Hoài Giao, Tào Mạt, Nguyễn Đình Thi, Học Phi, Sỹ Hanh, Lê Duy Hạnh…

Chú trọng đầu tư có chiều sâu cho tác phẩm sân khấu -0
Ban tổ chức trao Giải A cho các đoàn và đơn vị sáng tạo. Ảnh: Lại Tấn

Từ đó, ông Chương đề nghị: Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khẩn trương báo cáo các cơ quan chức năng, xin cơ chế đặc thù để nhà nước tài trợ thực hiện Đề án bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ tác giả sân khấu khi còn chưa quá muộn. "Bởi những cây đa cây đề có khả năng truyền đạt lại kinh nghiệm, kỹ năng trong nghệ thuật biên kịch đã và đang dắt tay nhau trở thành người thiên cổ".

Theo Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, NSND Trịnh Thúy Mùi, năm 2023 xác định những khó khăn không kém năm 2022. Ban chấp hành quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ then chốt của toàn khóa, tích cực phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Nghệ thuật biểu diễn, các Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hoạt động liên hoan.

Cụ thể, phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức 5 cuộc thi tài năng diễn viên tuồng và dân ca kịch, chèo, cải lương, kịch nói, độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức giải Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền; phối hợp với Hội Liên hiệp cộng đồng người Việt tại châu Âu, xây dựng đề án tổ chức Liên hoan giọng hát hay 3 miền cho cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu; tổ chức Liên hoan sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ hai tại Trà Vinh, Liên hoan sân khấu về đề tài thiếu nhi, Liên hoan Ảo thuật toàn quốc...

Ban tổ chức đã trao các Giải A4 cho 4 vở diễn: “Đất liền và biển cả” - đạo diễn, NSND Hoàng Quỳnh Mai (Đoàn cải lương Hải Phòng); “Mưa đỏ” - đạo diễn, NSND Lê Hùng (Nhà hát kịch nói Quân đội); “Đất liền và biển cả” - đạo diễn, NSND Trương Hải Thọ (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Thanh Hóa) và “Cô Thần” - đạo diễn, NSND Nguyễn Hoài Huệ (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định).

Ngoài ra, 6 vở diễn đoạt giải B; 1 giải A được trao cho sách nghiên cứu lý luận phê bình; 3 giải B cho tác giả kịch bản, sách nghiên cứu lý luận phê bình; 7 giải C cho tác giả kịch bản; 10 diễn viên xuất sắc; giải cho họa sĩ, đạo diễn, biên đạo múa, nhạc sĩ xuất sắc… 

Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.