Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Có cơ chế hỗ trợ phù hợp để phát triển công nghiệp dược trong nước

Nhấn mạnh thuốc là hàng hóa đặc biệt, có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, trong phiên thảo luận tổ chiều 18.6, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí cho rằng, cần phải có cơ chế hỗ trợ phù hợp để phát triển công nghiệp dược trong nước, phát triển nguồn dược liệu bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực mà Việt Nam còn thiếu và yếu. 

Phát triển nguồn dược liệu trong nước là rất đúng

Thảo luận tại Tổ 13 chiều nay, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là dự luật được dư luận xã hội và Nhân dân hết sức quan tâm, mong đợi. Bởi thuốc là hàng hóa đặc biệt, có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cần được bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời với chất lượng tốt, giá hợp lý cho nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Có cơ chế hỗ trợ phù hợp để phát triển công nghiệp dược trong nước -1
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển

"Lần này, chúng ta chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều, nhưng dư luận xã hội và Nhân dân rất mong đợi qua sửa đổi lần này sẽ chấn chỉnh những tồn tại, vướng mắc trong quản lý ngành dược hiện nay, đồng thời cũng tạo điều kiện cho ngành dược phát triển hơn nữa", Chủ tịch Quốc hội nói. 

Đề cập một số vấn đề lớn của dự luật, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh quan điểm cần có các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi phù hợp để phát triển công nghiệp dược trong nước.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đánh giá các cơ chế ưu đãi thể hiện trong dự thảo Luật đối với các lĩnh vực là hợp lý như vaccine phòng bệnh, thuốc chuyên khoa đặc trị như ung thư, tim mạch.

“Bây giờ chúng ta thấy rất nhiều người mắc bệnh ung thư, mà thuốc điều trị ung thư thì rất đắt tiền và hầu hết là thuốc nhập từ nước ngoài. Do đó, việc phát triển công nghiệp dược trong nước cần được ủng hộ”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Về phát triển nguồn dược liệu trong nước, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, tiềm năng về dược liệu đang được xem là thế mạnh của Việt Nam. Do đó, cần phải có cơ chế, có quy định luật pháp cụ thể để phát huy tiềm năng này, kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.

“Đất nước mình đâu đâu cũng có những loại cây thuốc quý nhưng chúng ta còn ít dùng. Phải phòng bệnh là chính. Nếu bệnh nhẹ có khi không cần lên y tế xã mà ngay tại ấp, khu dân cư cũng có thể điều trị bằng thuốc nam, các loại dược liệu có sẵn, như vậy cũng giảm được áp lực lên y tế tuyến trên. Do đó, yêu cầu phát triển nguồn dược liệu trong nước là rất đúng, rất tốt đối với nước ta”, Chủ tịch Quốc hội nói.  

Qua thực tiễn phòng, chống dịch Covid – 19 vừa qua càng cho thấy những ưu, nhược trong ngành dược của nước ta, nhất là vaccine phòng, chống dịch, thuốc điều trị... Do đó, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần thu hút đầu tư nước ngoài đối với những lĩnh vực mà Việt Nam còn thiếu và yếu như: đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao công nghệ, nhất là trong việc sản xuất nguyên liệu làm thuốc, thuốc sinh học, thuốc công nghệ mới, thuốc điều trị, thuốc biệt dược…

Mở rộng quyền phân phối thuốc theo lộ trình phù hợp

Đối với vấn đề tiếp cận thuốc, kinh doanh thuốc, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp này đã có nhiều đổi mới so với Luật hiện hành về vấn đề cấp phép, cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc. Cho rằng, các nội dung sửa đổi, bổ sung là cần thiết, phù hợp với yêu cầu và xu thế mới trong quản lý dược, tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, cần tăng cường mạnh mẽ khâu hậu kiểm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Có cơ chế hỗ trợ phù hợp để phát triển công nghiệp dược trong nước -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển

Về giá thuốc, dự thảo Luật đã có quy định về kiểm soát giá tính đến tính đặc thù của thuốc, đồng thời với áp dụng các quy định của Luật Giá năm 2023. Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần lưu tâm nghiên cứu vấn đề này để giá thuốc đến với người tiêu dùng Việt Nam là tốt nhất và các doanh nghiệp dược cũng vẫn bảo đảm được lợi nhuận hợp lý.

Về vấn đề phân phối thuốc, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, điểm mới trong dự thảo Luật là bổ sung quyền về phân phối thuốc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc mở rộng quyền phân phối, theo Chủ tịch Quốc hội, cũng cần thận trọng, “không để độc quyền phân phối thuốc nhưng mở rộng theo lộ trình từng bước phù hợp”.

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh vấn đề an toàn khi sử dụng thuốc. Theo đó, việc kinh doanh thuốc qua hình thức thương mại điện tử là cần thiết nhưng đây là mặt hàng đặc biệt, cần phải có các quy định cụ thể để kiểm soát, mở rộng từng bước thận trọng, đồng bộ với các quy định liên quan khác về giao dịch điện tử, thương mại điện tử.

Tương tự, vấn đề quảng cáo thuốc, theo Chủ tịch Quốc hội cũng phải có kiểm soát chặt chẽ, không để nội dung, hình thức quảng cáo làm sai lệch về bản chất của thuốc, không đúng với hiệu quả điều trị, không để người dân “tiền mất tật mang” do sử dụng thuốc theo quảng cáo.

“Không phải lĩnh vực gì cũng có thể bỏ qua “tiền kiểm” chỉ tập trung vào “hậu kiểm”, có những lĩnh vực phải kết hợp cả “tiền kiểm” và “hậu kiểm”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Ý kiến bạn đọc

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Uzbekistan

Ngày 8.4, tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh Hồ Long
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính

Chiều 8.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính để chuẩn bị cho các nội dung sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Doanh nghiệp hai nước sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Uzbekistan lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả hơn
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Doanh nghiệp hai nước sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Uzbekistan lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả hơn

Phát biểu trước đông đảo doanh nghiệp hai nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, với tiềm năng to lớn và tinh thần hợp tác chân thành, doanh nghiệp hai nước sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Uzbekistan lên một tầm cao mới, thực chất và hiệu quả hơn. Dư địa hợp tác để cùng phát triển giữa hai nước còn rất lớn, trong đó có các tiềm năng về đầu tư, kinh tế, thương mại, du lịch… cần được khai thác mạnh mẽ hơn nữa.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các dự luật về tương trợ tư pháp

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết tại Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Chính trị

Chủ quyền số và an ninh công nghệ – lằn ranh sống còn trong "bão" công nghệ

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thế giới đang chứng kiến một “cơn bão công nghệ” dữ dội chưa từng có, với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và những đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong cơn "sóng thần" kỹ thuật số ấy, chủ quyền số và an ninh công nghệ đã nổi lên như tuyến phòng thủ sống còn, quyết định sự tồn vong và vị thế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc - nếu chậm trễ hoặc không hành động quyết liệt, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát không gian số của mình, tụt hậu và thậm chí bị cuốn phăng trong cơn lốc công nghệ toàn cầu.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Hoàn thiện cơ chế thống nhất chỉ huy, huy động lực lượng ứng phó tình trạng khẩn cấp

Sáng 8.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự sinh hoạt chuyên đề của Đảng bộ Ủy ban Pháp luật và Tư pháp
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự sinh hoạt chuyên đề của Đảng bộ Ủy ban Pháp luật và Tư pháp

Sáng 8.4, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tổ chức sinh hoạt chuyên đề về bảo vệ bí mật Nhà nước trong hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và những khuyến nghị, nhằm nâng cao nhận thức, thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên

Tối 7.4, kết luận hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tăng cường kết nối kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam với các nước để thích ứng tốt hơn với tình hình, chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế, triển khai Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24.1.2025 của Bộ Chính trị và bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về hội nhập quốc tế trong tình hình mới...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà hội đàm với Phó Thủ tướng Uzbekistan Jamshid Khodjaev
Chính trị

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà hội đàm với Phó Thủ tướng Uzbekistan Jamshid Khodjaev

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), ngày 7.4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Uzbekistan Jamshid Khodjaev.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc
Chính trị

Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác tại các diễn đàn đa phương, vì lợi ích của nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế

Sáng 7.4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lạc Tang Giang Thôn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng nay, 7.4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Phương Đông Tashkent, gặp gỡ giáo viên và sinh viên học tiếng Việt tại đây.