Chọn nhân sự dựa trên lòng trung thành, ông Trump gây hoang mang dư luận

Nỗi lo sợ rằng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump sẽ cực đoan hơn nhiệm kỳ đầu tiên ngày càng gia tăng trong bối cảnh ông đưa ra hàng loạt lựa chọn nhân sự cấp cao gây sốc dư luận. Các nhà phân tích cho rằng, những lựa chọn này cho thấy ông đề cao lòng trung thành cá nhân, một điều rút kinh nghiệm từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Những lựa chọn gây nhiều tranh cãi

Trong một diễn biến mới nhất, ông Trump đã lựa chọn nghị sĩ cực hữu của Florida, Matt Gaetz, là ứng cử viên cho chức Tổng chưởng lý - một vị trí mà ông từng nói là quan trọng nhất trong chính quyền của mình. Lựa chọn này đã làm dấy lên nhiều tranh cãi, ngay cả trong số những người Cộng hòa, và khiến dư luận lo ngại rằng ông Trump có ý định sa thải hàng loạt nhân viên tại Bộ Tư pháp để đáp lại các cuộc điều tra hình sự mà bộ này tiến hành nhằm vào ông.

Nghị sĩ Gaetz, 42 tuổi, cũng là đối tượng của điều tra của Bộ Tư pháp suốt hai năm qua liên quan đến những nghi ngờ ông tham gia buôn bán tình dục nhưng sau đó cuộc điều tra đã kết thúc mà không có cáo trạng. Những người khác được cân nhắc cho vị trí này đã không được lựa chọn vì quá quan tâm đến các khái niệm pháp lý hoặc sự tinh tế trong hiến pháp.

Ty Cobb, luật sư Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Trump, gọi việc đề cử Gaetz là “một đòn giáng mạnh vào nước Mỹ”. “Matt Gaetz đơn giản là không đủ tiêu chuẩn… về mặt học thuật, chuyên môn, đạo đức, luân lý và kinh nghiệm,” ông nói với CNN tuần này.

Trước đó ngày 14.11, ông Trump đã chỉ định luật sư riêng của mình, Todd Blanche, làm Phó tổng chưởng lý - vị trí cấp cao thứ hai trong Bộ Tư pháp. Blanche là cựu công tố viên liên bang tại văn phòng luật sư ở quận phía nam của New York. Một thành viên khác trong nhóm luật sư của Trump, Emil Bove, sẽ giữ chức Phó tổng chưởng lý phụ tá chính và là phó tổng chưởng lý tạm quyền cho đến khi Blanche được xác nhận, Trump cho biết.

Quyết định đề cử ông Gaetz diễn ra sau hai cuộc bổ nhiệm gây sốc khác: ông Tulsi Gabbard được chọn làm Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia và người dẫn chương trình Pete Hegseth của Fox News làm Bộ trưởng Quốc phòng.

z6035453122654-04eecc37c7468eb04d54c3a80b87ba2d.jpg
Ông Trump và người dẫn chương trình Pete Hegseth của Fox News, người được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng. Ảnh: AP

Ông Gabbard, 43 tuổi – cựu nghị sĩ đảng Dân chủ chuyển sang đảng Cộng hòa – sẽ giám sát hệ thống tình báo rộng lớn của Hoa Kỳ. Quyết định đề cử được ra sau nhiều lần Trump tuyên bố sẽ thanh trừng những giám đốc tình báo mà ông coi là một phần của “nhà nước ngầm”. Ông được đề cử sau khi có báo cáo rằng Trump đang cân nhắc ban hành một sắc lệnh hành pháp sớm sẽ thành lập một "ban chiến binh" có thẩm quyền đề xuất cách chức các tướng lĩnh và đô đốc bị coi là thiếu "phẩm chất lãnh đạo cần thiết".

Bên cạnh đó, ông Trump đã bổ nhiệm Pete Hegseth, một phát thanh viên của kênh truyền hình Fox News, làm Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Hegseth không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quân sự cấp cao, điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại về khả năng lãnh đạo của ông trong một vị trí quan trọng như vậy.

Thống đốc bang Nam Dakota, bà Kristi Noem, cũng được chọn làm Bộ trưởng An ninh Nội địa, mặc dù bà không có thành tích nổi bật trong lĩnh vực an ninh quốc gia.

Và vào ngày 14.11, ông Trump tuyên bố đã chọn một nhân vật phản đối vaccine Robert F. Kennedy Jr vào vị trí bộ trưởng y tế và dịch vụ nhân sinh, điều này sẽ cho phép ông giám sát việc quản lý Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, Medicare và Medicaid.

Kennedy, người đã ủng hộ và vận động cho Trump sau khi từ bỏ vị trí ứng cử của mình, đã tự khẳng định mình là người thúc đẩy các thuyết âm mưu vô căn cứ về vaccine. Kennedy đã bị chỉ trích gay gắt vào năm 2023 vì đã phát biểu trong một sự kiện rằng ông tin rằng virus corona chỉ "tấn công người da trắng và người da đen" trong khi không gây hại cho người Do Thái và người Trung Quốc.

Trong chiến dịch tranh cử với Trump, ông đã áp dụng khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ khỏe mạnh trở lại”, nhấn mạnh bệnh mãn tính là mối quan tâm hàng đầu. Quan điểm này của ông làm dấy lên nỗi lo ngại trong số các chuyên gia y tế công cộng về ảnh hưởng của Kennedy trong chính quyền Trump.

Ông Trump cũng đã chọn Doug Collins, một cựu dân biểu từ Georgia, người đã bảo vệ Trump trong phiên tòa luận tội đầu tiên của ông, làm Bộ trưởng Các vấn đề cựu chiến binh, và Dean John Sauer, người đã làm việc trong nhóm luật sư của ông, làm trưởng cố vấn. Doug Burgum, thống đốc Bắc Dakota mà Trump từng coi là bạn đồng hành, sẽ lãnh đạo Bộ Nội vụ.

reuters-ttx.jpg
Tỷ phú Elon Musk sẽ đứng đầu một bộ mới trong Chính phủ. Ảnh: Reuters

Một trong những quyết định gây tranh cãi khác là việc ông Trump chỉ định tỷ phú Elon Musk, người sáng lập Tesla và SpaceX, làm người đứng đầu một bộ mới có nhiệm vụ cắt giảm ngân sách chính phủ. Mặc dù ông Musk được coi là một thiên tài công nghệ, nhưng việc giao cho ông quyền lực lớn trong quản lý ngân sách chính phủ đã làm dấy lên lo ngại về xung đột lợi ích, khi mà ông cũng sở hữu nhiều hợp đồng liên bang khổng lồ cho doanh nghiệp của mình.

Một số đề cử tương đối không gây tranh cãi, bao gồm Marco Rubio, thượng nghị sĩ của Florida, làm Ngoại trưởng, và Susie Wiles, một thành viên kỳ cựu của Đảng Cộng hòa và cố vấn chiến dịch cấp cao, làm Chánh văn phòng Nhà Trắng.

Đề cao lòng trung thành

Các trợ lý và đồng minh cho biết ông đặt lòng trung thành lên trên hết, nhằm mục đích giảm nguy cơ đấu đá nội bộ và tối đa hóa khả năng định hình lại Washington trong lần trở lại Phòng Bầu dục.

Trump từ lâu đã nói rằng sai lầm lớn nhất trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông là chọn nhầm người. Ông đến Washington với tư cách là một người ngoài cuộc chưa từng phục vụ trong chính phủ và nói rằng ông dựa vào lời khuyên của người khác để đưa ra những lựa chọn nhân sự. Tuy nhiên, ông đã vấp phải sự phản kháng từ chính những người mà ông bổ nhiệm.

Giờ đây, mang theo sự bất bình đối với những người từng chống lại ông, Trump sẽ nhậm chức với ít rào cản và sự kiểm soát quyền lực hơn nhiều so với lần trước. Ông sẽ trở lại Washington với một Quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát và một Tòa án Tối cao bảo thủ, bao gồm ba thẩm phán mà ông bổ nhiệm, từng ra phán quyết rằng ông phần lớn được miễn trừ khỏi việc truy tố.

z6035450079117-ad15aea83fba3a33173dd6ceafb76a07.jpg
Ông Trump trở lại nắm quyền với cả Hạ viện và Thượng viện do Cộng hòa kiểm soát. Ảnh: AP

“Chúng tôi đã làm rất tốt. Nhưng giờ đây chúng tôi sẽ làm tốt hơn nhiều vì tôi đã hiểu rõ về mọi người. Tôi biết người tốt, kẻ xấu. Tôi biết kẻ yếu, người mạnh. Tôi biết ai ngu ngốc, ai thông minh. Tôi biết tất cả bọn họ”, ông nói tại một cuộc mít tinh ở Bắc Carolina trong chặng đua cuối cùng của cuộc đua.

Tuy nhiên, việc lựa chọn những nhân vật cấp cao trên có thể được xem như một phần trong chiến lược của ông Trump nhằm củng cố ảnh hưởng, phá bỏ hệ thống hành chính hiện tại và thay thế bằng một đội ngũ hoàn toàn mới, điều này phản ánh mong muốn của ông trong việc thể hiện sự khác biệt so với các chính quyền trước đây.

Scott Jennings, nhà bình luận chính trị của đảng Cộng hòa, nhận định: "Một số trong số họ được thiết kế để làm rung chuyển Washington". Điều này cho thấy ông Trump không chỉ muốn thay đổi nhân sự mà còn muốn thay đổi cả cách thức hoạt động của chính phủ.

Mặc dù vậy, việc bổ nhiệm những người thiếu kinh nghiệm vào các vị trí chủ chốt có thể dẫn đến những rủi ro lớn. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng những cá nhân này có thể gặp khó khăn trong việc điều hành các cơ quan mà họ được giao nhiệm vụ.

Một số nhà quan sát coi những đề cử này là một thách thức có chủ đích đối với đảng Cộng hòa tại Thượng viện, những người đã bầu John Thune thay thế Mitch McConnell sắp nghỉ hưu làm lãnh đạo Thượng viện sau khi đảng này giành được đa số 53-47 tại cơ quan này trong cuộc tổng tuyển cử tuần trước. Thượng viện sẽ là cơ quan tiến hành điều trần để kiểm tra tính hợp Hiến đối với các quyết định bổ nhiệm cấp cao.

Ý kiến bạn đọc

Quốc tế

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Cảnh giác với ô nhiễm môi trường từ các ứng dụng AI
Thế giới 24h

Cảnh giác với ô nhiễm môi trường từ các ứng dụng AI

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, từ việc tiêu thụ năng lượng lớn, phát thải khí nhà kính cho đến rác thải điện tử và ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. Để giảm thiểu tác động tiêu cực này, cần có sự kết hợp giữa thiết kế sản phẩm AI bền vững, chính sách quản lý hiệu quả và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Các dân tộc trên thế giới kỷ niệm như thế nào?

Mặc dù không có ngày lễ mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử như ngày Giỗ Tổ Hùng Vương của Việt Nam, nhiều dân tộc trên thế giới vẫn tổ chức những ngày lễ đặc biệt để tưởng nhớ về lịch sử và các vị vua lập quốc có công lớn. Những nghi lễ này không chỉ thể hiện lòng tri ân những người quan trọng, nhằm hướng về cội nguồn mà còn là dịp để gìn giữ và vun đắp bản sắc dân tộc cùng những giá trị văn hóa truyền thống.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân
Quốc tế

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân

Trước tình trạng dân số suy giảm nghiêm trọng, Chính phủ Trung Quốc đã “mạnh tay” triển khai hàng loạt biện pháp khuyến khích sinh con, trong đó nổi bật là chính sách trợ cấp tiền mặt, hỗ trợ chăm sóc trẻ em và ưu đãi cho các bà mẹ mới sinh. Tuy nhiên, số lượng các cuộc hôn nhân mới ở Trung Quốc đã giảm một phần năm, xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận vào năm ngoái, đánh dấu một sự thụt lùi đối với những nỗ lực của chính phủ nhằm đảo ngược cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ
Thế giới 24h

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ

Ngày 4.4, Trung Quốc đã công bố mức thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ để đáp trả thuế đối ứng mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố. Đây là động thái leo thang nghiêm trọng nhất trong cuộc chiến thương mại mới nhất của nước này với Mỹ, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và nguy cơ sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong khi đó, một số nước tỏ ra thận trọng và muốn tiếp tục đàm phán.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.