Hội thảo một số vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 20.8, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp và Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp Bộ “Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” tổ chức hội thảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật”.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, TS. Lê Hải Đường và Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân, TS. Lê Thanh Kim - Chủ nhiệm Đề tài đồng chủ trì hội thảo.

Hội thảo một số vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật -0
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, TS. Lê Hải Đường và Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân, TS. Lê Thanh Kim - Chủ nhiệm Đề tài đồng chủ trì hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Tham dự có: nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông; nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng; Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu; Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền; Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Nguyễn Thị Minh Hằng; đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp; các chuyên gia, nhà nghiên cứu về lĩnh vực luật học, ngôn ngữ học cùng các thành viên của đề tài.

Hội thảo một số vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật -0
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường phát biểu khai mạc. Ảnh: Quang Khánh

Phát biểu khai mạc, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường cho biết, Đề tài cấp bộ “Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” do TS. Lê Thanh Kim làm Chủ nhiệm là Đề tài khoa học có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn cao. Để góp phần cung cấp thêm thông tin, góc nhìn phục vụ quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, TS. Lê Hải Đường đề nghị các đại biểu phát biểu thẳng thắn, khách quan và toàn diện vào nội dung của hội thảo liên quan đến vấn đề lý luận cũng như thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật.

Hội thảo một số vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật -0
Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân, TS. Lê Thanh Kim phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân, TS. Lê Thanh Kim nêu rõ, từ khi có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến nay, việc sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản luật, bộ luật ở nước ta đã được quan tâm, kỹ lưỡng hơn rất nhiều, theo đó chất lượng văn bản được bảo đảm, việc áp dụng, thi hành các văn bản pháp luật thuận lợi hơn, ít có những hiểu lầm, gây tranh cãi không đáng có.

Hội thảo một số vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật -0
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Tuy nhiên, từ quy định đến việc thực hiện là không đơn giản. Thực tế, trong không ít văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn đó những “hạt sạn”, những vấn đề cần trao đổi về cách thức sử dụng ngôn ngữ.

Nhấn mạnh từ nghiên cứu đến ứng dụng, sử dụng ngôn ngữ học pháp luật nói chung và ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật nói riêng vẫn còn là một “địa hạt” cần nghiên cứu, khảo sát cụ thể và tường minh; cần thiết phải có những nghiên cứu trên cơ sở các kết quả phân tích, kết hợp tri thức ngôn ngữ học và luật học, TS. Lê Thanh Kim cho biết, từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất đề tài “Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật - thực trạng và giải pháp hoàn thiện”.

Hội thảo một số vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật -0
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông; nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng; Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu và các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Mục tiêu đặt ra của Đề tài là nghiên cứu và giải quyết các vấn đề từ góc độ lý luận, nhận thức đến thực tiễn về ngôn ngữ và việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật; khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. Trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát, đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật, Đề tài đưa ra các khuyến nghị, đề xuất các giải pháp, các nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới.

Hội thảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật” được tổ chức là một trong những nội dung - “hợp phần” của nhiệm vụ khoa học mà nhóm nghiên cứu Đề tài đang thực hiện.

Hội thảo một số vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật -0
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền và Phó Tổng Biên tập Nguyễn Thị Minh Hằng cùng các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về: những vấn đề lý luận liên quan đến ngôn ngữ học pháp luật nói chung và ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật nói riêng; quan điểm và kinh nghiệm về sử dụng ngôn ngữ trong văn bản pháp luật của một số quốc gia trên thế giới; ngôn ngữ học pháp luật và những yếu tố tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật; ngôn ngữ học pháp luật và những vấn đề cần lưu ý trong dịch thuật các văn bản quy phạm pháp luật; thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay.

Các đại biểu cho rằng, văn bản pháp luật là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước và có tác động to lớn đến đời sống xã hội. Để bảo đảm vai trò này, các văn bản pháp luật được xây dựng với những yêu cầu chặt chẽ về cả nội dung lẫn hình thức. Trong đó, ngôn ngữ là yêu cầu cơ bản và có ý nghĩa thực tiễn không thể chối bỏ.

Bên cạnh đó, ngôn ngữ pháp luật là hệ thống những từ ngữ và quy tắc kết hợp được Nhà nước sử dụng để thiết lập các văn bản pháp luật. Đó là phương tiện dùng để giao tiếp giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Hiệu quả quản lý của văn bản pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng ngôn ngữ.

Hội thảo một số vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật -0
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Vì thế, các ý kiến cho rằng, trong văn bản pháp luật, xét về kỹ thuật lập pháp, yêu cầu ngôn ngữ là điều đương nhiên và bắt buộc. Nắm rõ được các đặc điểm chung về ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật chính là căn cốt để soạn thảo và thực thi các văn bản này.

Hội thảo một số vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật -0
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị, việc biểu đạt chính sách cần chính xác, đồng bộ, toàn diện khả thi; đẩy mạnh giải thích luật để xác định rõ hơn nội hàm quy phạm; tăng cường vai trò của các nhà ngôn ngữ học tham gia vào hoạt động soạn thảo luật; bảo đảm nguyên tắc soạn thảo luật giản dị, sử dụng ngôn ngữ thông dụng trừ trường hợp bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành…

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - hải đảo
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - hải đảo

Ngày 16.9, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu

Chiều 16.9, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Vũng Tàu, để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn và cứu hộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại buổi gặp mặt
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trưa 16.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt đoàn học sinh tiêu biểu là trẻ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập. Cùng dự có: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 6 điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 6 điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

Tối 15.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình truyền hình đặc biệt 'Điểm tựa Việt Nam' do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1, hướng đến người dân vùng lũ lụt, sạt lở đất phải gánh chịu hậu quả do bão số 3 (Yagi) gây ra nhằm lan tỏa tình cảm, sự sẻ chia với những mất mát của Nhân dân do hậu quả của bão lũ, động viên tinh thần kiên cường khắc phục khó khăn, sáng tạo và dũng cảm vì mục tiêu chung.

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng trao hỗ trợ tỉnh Yên Bái 1,5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai
Chính trị

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Ngày 15.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, động viên người dân tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Hải Dương
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Hải Dương

Trước ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, sáng 15.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã kiểm tra tình hình, chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do bão và mưa lũ gây ra tại Hải Dương; thăm hỏi, tặng quà động viên bà con Nhân dân bị thiệt hại do bão, mưa lũ tại các huyện Gia Lộc và Thanh Hà.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3

Sáng 15.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Mông Cổ
Chính trị

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Mông Cổ

Thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại của Quốc hội năm 2024, Đoàn Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV do Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Phó chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Trịnh Xuân An làm Trưởng đoàn đã thăm làm việc tại Mông Cổ từ ngày 12 - 15.9.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng thăm hỏi, động viên các đơn vị, người dân bị ảnh hưởng do bão số 3 tại Quảng Ninh
Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng thăm hỏi, động viên các đơn vị, người dân bị ảnh hưởng do bão số 3 tại Quảng Ninh

Ngày 14.9, Đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà một số đơn vị, hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3 (YAGI) tại thị xã Quảng Yên và TP. Hạ Long.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với tỉnh Sơn La về khắc phục hậu quả thiên tai
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với tỉnh Sơn La về khắc phục hậu quả thiên tai

Ngày 14.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả do tác động của hoàn lưu bão số 3; thăm hỏi, động viên, tặng quà các hộ dân bị thiệt hại do mưa lũ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La; làm việc với tỉnh Sơn La về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thăm, động viên, tặng quà nhân dân vùng lũ tại Bắc Ninh
Chính trị

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thăm, động viên, tặng quà nhân dân vùng lũ tại Bắc Ninh

Sáng 14.9, tại thôn Tân Tiến, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã đến thăm, động viên tặng quà Nhân dân tỉnh Bắc Ninh trong vùng lũ bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Cùng đi có Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn; Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội

Chiều 13.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” với Chính phủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Chiều 13.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh họp, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.