Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri, đơn thư khiếu nại, tố cáo có tiến bộ so với các kỳ trước

Sáng nay, 16.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện tháng 3.2024, đánh giá tình hình công tác dân nguyện nói chung, giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri, đơn thư khiếu nại, tố cáo nói riêng có tiến bộ so với các kỳ trước.

Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2024 do Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày. Theo đó, cử tri và Nhân dân đánh giá cao các chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia, ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong tình hình quốc tế có nhiều biến động, khó khăn và phức tạp. 

Cử tri và Nhân dân quan tâm, đánh giá cao việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao; đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ Năm để thảo luận, góp ý kiến về 8 dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy tới. 

Trưởng Ban Dân nguyện nhấn mạnh, cử tri và Nhân dân quan tâm, đánh giá cao kết quả chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và việc ký mới Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc góp phần quan trọng phát huy tiềm năng, thế mạnh trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước và củng cố nền tảng xã hội cho tình hữu nghị Việt - Trung, đồng thời kỳ vọng những thành quả này sẽ góp phần làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ song phương.

Cũng theo Trưởng Ban Dân nguyện, cử tri và Nhân dân tiếp tục bày tỏ sự lo lắng về tình trạng vi phạm trật tự giao thông của một bộ phận thanh, thiếu niên; tình trạng xâm nhập mặn, nắng nóng gay gắt kéo dài tại đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên; tình trạng sụt lún, sạt lở nghiêm trọng tại một số địa phương gây thiệt hại lớn đến tài sản, nhà ở của người dân; tình hình dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến khó lường trong thời gian tới và tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới; tình trạng các doanh nghiệp chế biến thủy - hải - sản, dệt may… thiếu đơn đặt hàng làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, thu nhập bấp bênh.

Cử tri, Nhân dân phản ánh tình trạng sau dịp Tết Nguyên Đán có hiện tượng học sinh ở một số địa phương bỏ học, đặc biệt là học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tình trạng đánh bạc trên không gian mạng, bán hàng “chui” dưới hình thức hội thảo tập trung đối tượng là phụ nữ và người cao tuổi; một số vụ lừa đảo thông qua hoạt động góp vốn đầu tư hoặc mượn vốn đầu tư vẫn còn tiếp diễn tuy đã có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng nhưng việc thu hồi số tiền đã mất, khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn...

Ngoài một số nội dung cử tri phản ánh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo, điều hành trong thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo một số nội dung.

Cụ thể, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan theo dõi sát biến động cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều chỉnh phù hợp, tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường, tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường; có giải pháp kịp thời hỗ trợ các địa phương bị sụt lún, sạt lở đất về kinh phí và giải pháp xử lý, khắc phục tình trạng sụt lún, sạt lở đất nhằm bảo vệ tài sản, tính mạng cho người dân, bảo vệ hệ thống công trình giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản; có giải pháp quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi, bố trí lại sản xuất và dân cư theo hướng đồng bộ, hiệu quả...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục có giải pháp triển khai có hiệu quả việc phòng, chống cháy rừng; phòng chống xâm nhập mặn và đảm bảo nguồn cung nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Công an tiếp tục tăng cường công tác đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm, có tính chất răn đe đối với tội phạm lừa đảo, đánh bạc trên không gian mạng; chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các trường hợp thanh thiếu niên có hành vi phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển xe lạng lách, đánh võng, nẹt pô khiến người dân rất bức xúc và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Dự báo tốt hơn tình hình công tác dân nguyện

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Báo cáo công tác dân nguyện tháng 3 và cho biết, Báo cáo được tổng hợp trên cơ sở các báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, sự phối hợp cung cấp thông tin của các cơ quan Trung ương như Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an… Các báo cáo đã khái quát tổng hợp cơ bản về hoạt động dân nguyện của Quốc hội, cung cấp thông tin, đánh giá nhận định tình hình, triển khai công tác dân nguyện thuộc trách nhiệm của các cơ quan.

Trên cơ sở tình hình công tác dân nguyện, báo cáo cũng đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị một số nội dung thuộc trách nhiệm các cơ quan Quốc hội, kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành giải quyết tình hình lo lắng, bức xúc của người dân về điều kiện sản xuất kinh doanh, tình trạng nắng nóng, hạn mặn, sụt lở đất, nhất là hiện nay, nắng nóng Tây Nguyên phức tạp, tình trạng cháy rừng, tình trạng sụt lún làm hư hại công trình giao thông thuỷ lợi, ảnh hưởng đến đời sống người dân ở đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề buôn bán, lừa đảo trên mạng; tình hình giá vàng dao động, tăng đột biến.

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự cố gắng Ban Dân nguyện trong việc theo dõi, đôn đốc, đặc biệt chủ động làm việc với 3 Bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông để đánh giá nguyên nhân việc chậm trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ chỉ đạo sát công việc hàng tháng trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phụ trách lĩnh vực có văn bản chỉ đạo kịp thời, do đó, tình hình công tác dân nguyện nói chung, giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri, đơn thư khiếu nại, tố cáo có tiến bộ so với các kỳ trước. Tuy nhiên, trước sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, một số vụ án được đưa ra xem xét xử lý, tình hình đất đai, nông lâm trường ở Tây Nguyên, khiếu kiện của người dân có dự báo xu hướng tăng lên. Tuy đoàn đông người giảm nhưng số việc vẫn tăng. Do đó, cần tiếp tục có dự báo tốt hơn để chỉ đạo mảng dân nguyện nói chung và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo chặt chẽ hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Ban Dân nguyện hoàn chỉnh báo cáo, ra thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn chỉnh báo cáo gửi cơ quan chức năng theo quy định.

Sáng cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình số 01/TT – CTN ngày 1.3.2024 về việc ký Hiệp ước vay giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) cho dự án hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; cho ý kiến về Tờ trình 04/TTr – CP ngày 19.2.2024 của Chính phủ về phương án xử lý nguồn tiền thực hiện Phán quyết của Trọng tài quốc tế vụ kiện Hợp đồng dầu khí Lo 01 và 02.

Chính trị

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh
Thời sự Quốc hội

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh

Để ngăn chặn tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, tại hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức sáng 24.11, các đại biểu cho rằng, rất cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, phiên họp của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Chính trị

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, phiên họp của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Từ ngày 21 - 24.11.2024, theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia

Chiều nay, 24.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong.

Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc
Sự kiện nổi bật

Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng nay, 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Sáng 24.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary, Chủ tịch Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình và Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 23.11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia - Ảnh Doãn Tấn/TTXVN
Sự kiện nổi bật

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia

Ngày 23.11, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) tại Đại sứ quán Việt Nam nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA, qua đó hỗ trợ cũng như góp phần tháo gỡ những khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh tại Campuchia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.