Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Chú trọng tính "gối đầu", nâng cao chất lượng chuẩn bị

Tiếp tục phiên họp sáng nay, 23.5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và thảo luận toàn thể về nội dung này. 

Tăng cường kỷ luật thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Trình bày Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023,  Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét thận trọng, kỹ lưỡng đối với từng đề nghị trên cơ sở hồ sơ của các cơ quan, đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, bảo đảm tính khả thi của Chương trình, sát với yêu cầu của thực tiễn để trình Quốc hội xem xét, quyết định. 

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Chú trọng tính
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Ảnh: Hồ Long

Theo đó, về quan điểm, định hướng lập Chương trình năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023, cùng với việc bảo đảm thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh việc lập Chương trình năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023 cần ưu tiên các dự án nhằm kịp thời triển khai thực hiện văn kiện Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết, kết luận chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương...; tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp, thực hiện các cam kết quốc tế, bảo đảm kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập; đáp ứng yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, việc đưa các dự án vào Chương trình phải tính đến đặc thù hoạt động của Quốc hội, quỹ thời gian, nguồn lực, khối lượng công việc thực hiện tại mỗi kỳ họp; chú ý đến khả năng của các cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra; đặc biệt coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng; chú trọng tính gối đầu của Chương trình để sắp xếp số lượng dự án cho phù hợp.

"Không bổ sung dự án vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cấp thiết do yêu cầu của thực tiễn, để triển khai thực hiện nhiệm vụ lập pháp đã được đề ra trong Đề án Định hướng hoặc yêu cầu trong nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng mới được ban hành. Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới xây dựng, ban hành luật điều chỉnh để bảo đảm tính ổn định của hệ thống pháp luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết, nhưng là vấn đề mới, chưa được kiểm nghiệm trong thực tiễn, chưa đạt sự đồng thuận cao thì tiếp tục nghiên cứu, làm rõ để đề xuất hoặc thực hiện thí điểm", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh. 

Báo cáo về các dự án cụ thể đề nghị bổ sung Chương trình năm 2023 và các dự án đề nghị đưa vào Chương trình năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, nếu được Quốc hội thông qua thì tại Kỳ họp thứ Năm (tháng 5.2023), dự kiến Quốc hội sẽ thông qua 8 luật (trong đó có 6 luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tư), 3 nghị quyết và cho ý kiến 9 dự án Luật. Tại Kỳ họp thứ Sáu (tháng 10.2023), dự kiến trình Quốc hội thông qua 9 dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Năm và cho ý kiến 8 dự án Luật. Năm 2023 cũng sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và thông qua 1 pháp lệnh.

Về dự kiến Chương trình năm 2024, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, dự kiến tại Kỳ họp thứ Bảy (tháng 5.2024) trình Quốc hội thông qua dự án Luật (trong đó có 8 dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Sáu), 1 nghị quyết và cho ý kiến 9 dự án Luật. Tại Kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024) sẽ trình Quốc hội thông qua 9 dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy và cho ý kiến 2 dự án Luật. 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh một số kiến nghị, giải pháp, biện pháp cụ thể đề nghị Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung chỉ đạo và quyết liệt triển khai thực hiện để phát huy các kết quả tích cực đã đạt được.

Trong đó, tập trung khắc phục các hạn chế, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; bám sát và thực hiện nghiêm túc Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của UBTVQH và các yêu cầu trong các văn kiện, nghị quyết, kết luận của Đảng, gắn kết chặt chẽ quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật với việc hoàn thành các nhiệm vụ lập pháp được giao; không ngừng nâng cao chất lượng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và khả thi của các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.

Nguyên nhân chủ yếu là do tổ chức thực hiện chưa tốt

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đánh giá lại việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến nay. Theo đó, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ cùng các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị đã không ngừng nỗ lực, tích cực, chủ động, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, có nhiều cải tiến, đổi mới thiết thực trong công tác lập và thực hiện Chương trình để vừa thích ứng linh hoạt với tình hình, vượt qua khó khăn, vừa hoàn thành khối lượng lớn công việc lập pháp đề ra đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Chú trọng tính
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Cụ thể, ngay từ đầu nhiệm kỳ,Đảng đoàn Quốc hội đã khẩn trương chỉ đạo xây dựng, trình Bộ Chính trị xem xét, thông qua Kết luận số 19-KL/TW, Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV; UBTVQH kịp thời ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 làm cơ sở quan trọng cho các cơ quan, tổ chức chủ động trong việc nghiên cứu, rà soát, đề xuất các dự án đưa vào Chương trình.

Trên cơ sở đó, việc lập và triển khai thực hiện Chương trình hằng năm đã quán triệt sâu sắc các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Kết luận số 19-KL/TW, bám sát Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15; các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được Quốc hội, UBTVQH xem xét, thông qua vừa bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, thể hiện tinh thần lập pháp chủ động, vừa kịp thời phúc đáp yêu cầu của thực tiễn, nhất là những vấn đề đặt ra, phát sinh trong và sau đại dịch Covid - 19.

"Điều đó được thể hiện rõ nét qua kết quả hoạt động lập pháp trong nửa đầu nhiệm kỳ với những dấu ấn nổi bật là Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngay tại kỳ họp đầu tiên, đáp ứng yêu cầu đặc biệt cấp bách về phòng, chống đại dịch Covid - 19; ban hành một luật sửa 9 luật để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động cho Chính phủ và chính quyền địa phương; thông qua các đạo luật để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa - xã hội, tăng cường bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân…", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh. 

Cùng với đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp. Trước tác động của đại dịch Covid - 19, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã chủ động, linh hoạt đổi mới phương thức hoạt động, tổ chức các kỳ họp, phiên họp, hội nghị, hội thảo trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp, các phiên họp bất thường để kịp thời thẩm tra, cho ý kiến, tiếp thu, chỉnh lý, xem xét, thông qua các dự án luật, dự thảo nghị quyết, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo sát sao, trực tiếp chủ trì nhiều cuộc làm việc với tinh thần vào cuộc “từ sớm, từ xa” để xem xét tình hình chuẩn bị, chỉ đạo công tác thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự án, nhất là cho ý kiến về những định hướng lớn, xử lý những vấn đề còn ý kiến khác nhau, đặt ra các yêu cầu, nội dung phải đạt được đối với từng dự án trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường chỉ đạo hoạt động lập pháp theo hướng chú trọng chất lượng, hiệu quả, bám sát yêu cầu thực tiễn, tổ chức nhiều phiên họp chuyên đề pháp luật để cho ý kiến kỹ lưỡng về các dự án, dự thảo; tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để lấy ý kiến về các dự án luật trước khi trình Quốc hội thông qua.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng nêu rõ, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các chủ thể khác trong quy trình lập pháp tiếp tục tăng cường trách nhiệm, dành nhiều sự quan tâm cho công tác xây dựng thể chế; công tác phối hợp ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.

Ngoài phiên họp thường kỳ, Chính phủ tổ chức nhiều phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, Hội nghị về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sát sao việc thực hiện các nhiệm vụ lập pháp, quyết liệt triển khai công tác rà soát, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc xử lý theo thẩm quyền các văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp; kịp thời đề xuất bổ sung vào Chương trình các dự án nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đẩy mạnh hoạt động phản biện xã hội, tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện các dự án luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật.

Về phía Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cũng đã có nhiều đổi mới trong phương thức hoạt động, chủ động tiếp cận sớm hồ sơ dự án ngay từ khâu lập đề nghị, tham gia tổng kết, khảo sát thực tiễn với cơ quan chủ trì soạn thảo, phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm để tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động, nắm bắt các vấn đề thực tiễn phục vụ công tác thẩm tra, chỉnh lý dự án, dự thảo.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết, việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn một số hạn chế, bất cập, như: việc chuẩn bị một số dự án luật, dự thảo nghị quyết chưa bảo đảm chất lượng, chưa đầy đủ hồ sơ theo quy định, không bảo đảm tiến độ theo kế hoạch; việc gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hộikhông ít trường hợp chưa bảo đảm thời gian theo quy định; tính dự báo, “gối đầu” của Chương trình thấp

"Những hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tổ chức thực hiện chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh. 

Chính trị

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo
Chính trị

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo

Cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành sự cần thiết xây dựng dự án luật, song đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa một số nội dung, bảo đảm thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với thiên tai
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với thiên tai

Kết luận Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 26 tỉnh, thành phố sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3, sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 5 bài học trong công tác dự báo, cảnh báo, lãnh đạo, chỉ đạo, truyền thông, huy động lực lượng, tổ chức thực hiện để làm tốt hơn khi xảy ra tình huống thiên tai phức tạp sau này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quan trọng là chất lượng, không vì số lượng mà bỏ qua quy trình, thủ tục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quan trọng là chất lượng, không vì số lượng mà bỏ qua quy trình, thủ tục

Thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, phải rà soát, thống kê cụ thể số lượng đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp mà Chính phủ, địa phương chưa đề nghị thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, quan trọng là chất lượng, không vì số lượng theo quy định mà bỏ qua quy trình, thủ tục, hồ sơ không đầy đủ.

Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính trên 81.503 tỷ đồng
Theo dòng sự kiện

Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính trên 81.503 tỷ đồng

Ngày 28.9, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính ban đầu trên 81.503 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về ứng phó bão số 3
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về ứng phó bão số 3

Sáng 28.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 26 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chào Lãnh tụ cách mạng, Đại tướng Raul Castro
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chào Lãnh tụ cách mạng, Đại tướng Raul Castro

Sáng 27.9 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cuba, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến chào Đại tướng Raul Castro, Lãnh tụ cách mạng Cuba. Cùng dự cuộc tiếp về phía Cuba có đồng chí Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Miguel Diaz Canel Bermudez.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Điện cảm ơn Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch Cuba
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Điện cảm ơn Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch Cuba

Trưa 27.9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Báo Đại biểu Nhân dân xin đăng phát toàn văn Điện cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Cuba
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Cuba

Vào lúc 1 giờ chiều ngày 27.9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô La Habana, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Cuba theo lời mời của Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Cuba
Theo dòng sự kiện

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Cuba

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân, hai bên đã ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện trong giai đoạn mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở La Habana
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở La Habana

Sáng 27.9 (theo giờ địa phương), nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Cuba, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana, Cuba.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật về văn hóa, du lịch, thể thao
Chính trị

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật về văn hóa, du lịch, thể thao

Chiều 27.9, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng công tác năm 2025 và việc sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Toàn cảnh hội thảo
Thời sự Quốc hội

Thúc đẩy sự gắn kết giữa khoa học công nghệ với các ngành, lĩnh vực chiến lược

Chiều 27.9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền (Hà Nội), Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Định hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở Việt Nam trong bối cảnh mới” tổ chức Hội thảo “Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay”.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Thời sự Quốc hội

Giải trình về giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy

Chiều 27.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Ban Dân nguyện tổ chức phiên họp giải trình, cung cấp thông tin về việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV.

Bổ sung cơ chế bảo đảm quyền lợi của người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Bổ sung cơ chế bảo đảm quyền lợi của người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế

Sáng 27.9, tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 13, Ủy ban Xã hội tiến hành thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì Phiên họp.