Kiểm soát chặt các quy định đặc thù

"Tôi không hiểu tính thống nhất của hệ thống pháp luật này chúng ta xử lý như thế nào", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói khi cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Một báo cáo chi tiết dài 12 trang tham gia thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi) cũng đã được Thường trực Ủy ban Pháp luật gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật, tập trung phân tích chi tiết về tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật. 

Theo báo cáo này, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị bỏ quy định tại Điều 3 của dự thảo Luật về việc áp dụng pháp luật trong trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Điện lực và luật khác về cùng một vấn đề cụ thể thì áp dụng Luật Điện lực. Lý do là bởi, quy định này không phù hợp với nguyên tắc áp dụng pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hệ lụy lớn hơn là sẽ tạo ra sự thiếu ổn định, chồng chéo của hệ thống pháp luật. Trong đó, quy định tại khoản 1 Điều 3 dự thảo Luật sẽ vô hiệu hóa các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư của Luật Đất đai (sửa đổi) vừa có hiệu lực thi hành ngày 1.8.2024. Điều này sẽ gây ra sự thay đổi chính sách, pháp luật trong thời gian ngắn, buộc phải bổ sung quy định chuyển tiếp từ khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực đến ngày Luật Điện lực (sửa đổi) có hiệu lực. Hơn nữa, dù các dự án điện lực là rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng việc cho phép các dự án này không phải đấu thầu, đấu giá có nguy cơ sơ hở, gây thất thoát nguồn lực nhà nước, không kiểm soát chặt chẽ được năng lực của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến chất lượng dự án. 

Báo cáo cũng chỉ rõ, cách thể hiện giữa các điểm tại khoản 1 Điều 3 là không thống nhất: điểm a và điểm c nêu cụ thể điều khoản của dự thảo Luật được ưu tiên áp dụng, trong khi điểm b chỉ quy định chung chung. Đồng thời, trong các điều khoản cụ thể của dự thảo Luật còn rất nhiều nội dung khác với luật liên quan nhưng quy định trực tiếp tại điều khoản đó mà không liệt kê tại Điều 3, gây ra sự không thống nhất cả về nội dung và kỹ thuật thể hiện.

Cụ thể như: quy định về dự án ưu tiên đầu tư của Nhà nước được vay lại vốn và cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng theo quy định của Luật Quản lý nợ công (khoản 8 Điều 5); quy định về chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thủy điện khác với Luật Đầu tư (Điều 23); quy định về phương thức lựa chọn nhà đầu tư dự án điện lực khác Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu (Điều 27); quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án điện lực không thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư công khác Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Điều 28); quy định về quy hoạch tại Điều 13 cũng khác với Luật Quy hoạch, trong đó cho phép UBND cấp tỉnh hoặc Bộ Công thương điều chỉnh thông tin liên quan đến dự án nằm trong quy hoạch, bản chất là điều chỉnh quy hoạch nhưng lại cho phép không phải cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó được điều chỉnh quy hoạch... 

Rà soát sơ bộ cũng cho thấy, so với Luật hiện hành, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bãi bỏ được 19 thủ tục hành chính nhưng lại tăng thêm 29 thủ tục. Nếu rà soát chi tiết hơn thì những quy định đặc thù, khác với các luật có liên quan và các thủ tục hành chính của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có lẽ cũng chưa dừng ở đó. Việc có quá nhiều quy định khác với luật hiện hành cũng cho thấy cơ quan soạn thảo chưa thực sự coi trọng việc đánh giá tác động của những thay đổi này, nhất là các hậu quả pháp lý, hậu quả kinh tế - xã hội có thể gây ra từ những quy định khác với luật liên quan, chưa kể đến nguy cơ tham nhũng, tiêu cực do sơ hở của pháp luật. 

Ngay trong Kết luận về dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhấn mạnh yêu cầu phải thực hiện nghiêm Quy định số 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; rà soát các quy định để bảo đảm nguyên tắc không hợp thức hóa sai phạm, đặc biệt là quy định về cơ chế xử lý các nguồn điện chậm tiến độ. Cùng với đó là rà soát, xử lý mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập với các luật khác để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt là các nội dung của các Luật Giá, Luật Đấu thầu, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Lâm nghiệp, Luật Xây dựng… Việc xử lý mâu thuẫn, chồng chéo, như yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là "phải bảo đảm không phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của các luật chuyên ngành". 

Hôm nay, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến. Nếu các đại biểu Quốc hội đồng thuận, nhất trí cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua dự luật này tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một Kỳ họp. Dù vậy, với nhiều vấn đề còn ngổn ngang của dự thảo Luật, với yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhiều lần nhấn mạnh vừa qua "ưu tiên cao nhất cho chất lượng dự án luật, không chạy theo số lượng" thì Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo chắc chắn phải tập trung công sức nhiều hơn nữa.

Về phía Quốc hội, cùng với việc yêu cầu cơ quan trình làm rõ những vấn đề rất lớn về nội dung chính sách thì đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ các quy định đặc thù được đưa vào dự thảo luật hoặc được đề xuất quy định chi tiết trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật để thực sự tạo lập được khung khổ pháp lý minh bạch cho lĩnh vực điện lực. 

Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng; mọi sự phấn đấu của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc"… Tầm nhìn và những thông điệp của Tổng Bí thư đang tạo cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong xã hội, hướng đến kỷ nguyên mới của dân tộc, với tinh thần hành động dứt khoát vì lợi ích của nhân dân!

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Giảm gánh nặng thuế thu nhập cho dân

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 tới. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát thuế phí và lệ phí cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7.1 của Bộ Tài chính. Thông tin này khiến người dân rất đỗi vui mừng, thậm chí không ít người “bình chọn” đây là “tin vui nhất trong ngày”.

Không thể chủ quan
Chính sách và cuộc sống

Không thể chủ quan

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023 - dưới ngưỡng cho phép của Quốc hội và là mức phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước, đồng thời góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm; theo đó, thông tư cấm giáo viên dạy thêm bên ngoài nhà trường với chính học sinh mà mình đang dạy tại trường. Đây là điều được dư luận đồng tình ủng hộ khi mà tình trạng dạy thêm đã và đang diễn ra tràn lan.

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường
Chính sách và cuộc sống

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam nâng cao cúp vô địch Đông Nam Á trên sân khách. Tối 5.1, người hâm mộ bóng đá cả nước đã vỡ òa niềm vui chiến thắng, với niềm tự hào vô bờ; đó là những điều vô giá mà thể thao đem lại.

Kỳ vọng rất lớn…
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng rất lớn…

Năm 2024, cả nước đặt chỉ tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Xây dựng, chỉ có khoảng 21.000 căn được xây dựng, tương đương hơn 16% kế hoạch.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cụ thể hóa thủ tục đầu tư đặc biệt

Thủ tục đầu tư đặc biệt được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp cuối năm 2024, là bước đột phá của pháp luật về đầu tư. Dự án thuộc diện áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt sẽ được lược bỏ nhiều loại giấy phép, thủ tục hành chính và được chuyển từ cơ chế quản lý “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; nhờ đó, thời gian triển khai, thực hiện dự án được rút ngắn rất nhiều.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách vượt trội, công bằng, nhân văn

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang trong giai đoạn gấp rút với tinh thần khẩn trương “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, cùng với đó, cần có cơ chế, chính sách bảo đảm công bằng, nhân văn đối với những đối tượng do sắp xếp tổ chức bộ máy, cũng như chính sách vượt trội để giữ chân, thu hút người tài.

Nhiều điểm nhấn ấn tượng
Chính sách và cuộc sống

Nhiều điểm nhấn ấn tượng

Vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, đến thời điểm này, có thể khẳng định, “chuyến tàu kinh tế” 2024 đã về đích với nhiều điểm nhấn ấn tượng như tăng trưởng GDP đạt trên 7%; 15 chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt...

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đưa Việt Nam tiến lên trong kỷ nguyên số

Trong một thế giới không ngừng thay đổi bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mỗi quốc gia đều phải đối diện với bài toán sống còn: làm sao để không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) đã vạch ra lộ trình rõ ràng và mạnh mẽ, đưa Việt Nam từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ khoa học, công nghệ và kinh tế số toàn cầu.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Số lượng phải song hành chất lượng

Với 18 luật và 10 nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đã ghi dấu ấn đặc biệt về một kỳ họp Quốc hội có số dự án luật được thông qua cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay; và điều này cần sự quyết tâm, chung tay, nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, địa phương trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết để sớm đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống.

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc
Chính sách và cuộc sống

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc

Tháng 11 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lấy ý kiến để triển khai 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội. Sau đó không lâu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 5 dự án này.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua luật tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Rút ngắn nhất "đường đi" của luật vào cuộc sống

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản phê bình Giám đốc 4 Sở với vai trò là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong tham mưu, xây dựng, trình văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Luật Đất đai và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, làm ảnh hưởng tới việc tổ chức thi hành Luật và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tính đến tháng 12.2024, Lâm Đồng vẫn còn “nợ” 16 danh mục văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền ban hành.