Trao quyền gắn với giám sát

Với các nghị quyết được ban hành trong vài tháng gần đây, Quốc hội đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Chính phủ, trao cho Chính phủ và Thủ tướng nhiều quyền hạn đặc biệt để phòng, chống dịch hiệu quả. Như các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã nêu, khi trao quyền lớn như vậy đương nhiên cần có giám sát, kiểm soát sự tuân thủ; Nghị quyết cho phép đến đâu chỉ được làm đến đấy.

Nghị quyết Kỳ họp đã giao Chính phủ báo cáo Quốc hội việc triển khai và kết quả thực hiện các biện pháp tại kỳ họp gần nhất. Quốc hội cần thảo luận công khai về báo cáo, chứ không chỉ gửi cho cá nhân ĐBQH tự nghiên cứu. Điều này đặc biệt cần thiết khi thực tiễn chống dịch đã có thay đổi lớn. Đợt dịch Covid-19 thứ tư bùng phát khiến việc giãn cách xã hội diện rộng theo Chỉ thị 16 không còn phù hợp như với các đợt dịch lần trước. Giãn cách, phong tỏa diện rộng và kéo dài làm nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phá sản hoặc ngừng hoạt động; chuỗi cung ứng bị đứt gãy; người lao động mất việc làm; nông, ngư dân không tiêu thụ được sản phẩm. Trong bối cảnh đó, cần có chiến lược, quyết sách mới phù hợp được xem xét, thảo luận và quyết định tại kỳ họp Quốc hội - diễn đàn tầm quốc gia lớn nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, trí tuệ của toàn thể Nhân dân. 

Bên cạnh đó, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội có thể tiến hành giám sát chuyên đề, xem xét báo cáo, tổ chức các phiên giải trình chuyên sâu về một hoặc một số vấn đề trong phòng, chống dịch; ĐBQH chất vấn về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, các bộ. Trong các nội dung giám sát, cần đặc biệt chú ý để việc thực hiện quyền lực đặc biệt được giao trong chống dịch nằm trong khuôn khổ hiến định, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; “sao kê” việc sử dụng ngân sách nhà nước và đóng góp của Nhân dân vào chi tiêu cho chống dịch, nhất là mua sắm trang, thiết bị y tế, kít xét nghiệm, vaccine bảo đảm minh bạch, hiệu quả, công bằng.  

Chẳng hạn, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH có thể xem xét tính hợp pháp, hợp hiến của các biện pháp chống dịch trên toàn quốc thời gian qua. Một phiên giải trình sẽ nghe đại diện của chính quyền địa phương giải thích lý do vì sức khỏe cộng đồng của việc phá cửa, đột nhập, trói và đưa người phụ nữ F1 đi cách ly tập trung; hay phá khóa, vào nhà, dùng vũ lực áp giải một phụ nữ khác xuống sân xét nghiệm Covid. Ngược lại, chuyên gia pháp lý sẽ phân tích những điểm vi hiến, trái pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hành động trên; rằng vì sức khỏe cộng đồng, nhưng không được trái Hiến pháp, trái luật. Đặc biệt, cơ quan tiến hành phiên giải trình có thể nghe những người dân trong các vụ việc đó bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nhân phẩm của mình. Từ những vụ việc điển hình như vậy, Ủy ban của Quốc hội sẽ còn nghe các bên trình bày về tính hợp hiến, hợp pháp của việc xử phạt hành chính, xử lý hình sự trong bối cảnh chống dịch, liệu căn cứ pháp lý đã thực sự vững chắc, có những rủi ro nào dẫn đến tình trạng tùy tiện? 

Không ai phủ nhận sự cần thiết của các biện pháp như cách ly tập trung; giãn cách toàn xã hội; hạn chế đi lại; đóng cửa sân bay, chợ búa, trường học; bắt buộc tạm ngừng kinh doanh… Mặt khác, các biện pháp đó hạn chế quyền tự do đi lại, quyền làm việc, quyền tự do kinh doanh, quyền có việc làm, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền riêng tư, và nhiều quyền con người, quyền công dân khác. Giám sát của Quốc hội có thể làm rõ một trong những vấn đề rất lớn được đặt ra ở bất kỳ nước nào trong chống dịch Covid-19, đó là làm thế nào để dung hòa giữa hiệu quả của chống dịch và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Trao quyền lực cho Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương, Quốc hội có căn cứ và lý do để giám sát việc sử dụng quyền lực đó một cách đúng đắn, phù hợp, trong khuôn khổ được phép. Đã có sẵn những công cụ như giám sát chuyên đề, phiên giải trình, chất vấn, xem xét báo cáo. Cử tri trông đợi các ĐBQH, các cơ quan của Quốc hội sẽ sử dụng các công cụ đó để giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống dịch, giúp Chính phủ điều chỉnh, để việc chống dịch đi đúng hướng, phòng tránh, xử lý kịp thời sự lạm quyền, làm sai, sự lợi dụng chính sách, các biện pháp đặc biệt để trục lợi. Cao hơn hết, giám sát để bảo vệ lợi ích của đất nước, quyền, lợi ích của Nhân dân.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chậm xử lý văn bản trái pháp luật

Số lượng văn bản có quy định trái pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng đến nay mới chỉ xử lý được 80/138 văn bản, số văn bản chưa được xử lý là 58 văn bản. Đề nghị Chính phủ nêu rõ nguyên nhân đến nay còn 58/138 văn bản trái pháp luật chưa được xử lý. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đặt vấn đề này tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào
Chính sách và cuộc sống

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua nhưng hoàn lưu đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc. Người dân tại hầu hết các tỉnh phía Bắc đang phải căng mình đối phó với tình trạng ngập lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

Mô hình Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Quốc hội và Cử tri

Giải ngân đầu tư công và đường dây 500kV mạch 3

Tính đến cuối tháng 8.2024, ước tính có 274.501 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng giao. Kết quả này thấp hơn mức 42,35% của cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý là 31/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương giải ngân có tỷ lệ thấp hơn bình quân chung của cả nước; đặc biệt, có nơi chưa tiêu được đồng nào.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Thu hồi tối đa tài sản tham nhũng

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn, nhiều tài sản có tranh chấp quyền sở hữu kéo dài hoặc chưa được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về tình trạng pháp lý khi tiến hành kê biên, gây khó khăn cho giai đoạn thi hành án. Đây là nội dung được nêu trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

image_sapo
Quốc hội và Cử tri

Tạo lập không gian phát triển mới

Trong giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến có 12 đơn vị hành chính cấp huyện là thị xã, thành phố sắp xếp với toàn bộ hoặc một phần đơn vị hành chính cấp huyện liền kề. 3 thị xã, thành phố dự kiến thành lập mới trên cơ sở sắp xếp đơn vị hành chính; 4 thị xã, thành phố đã có quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu. 48 thị trấn thuộc 28 tỉnh, thành phố dự kiến sắp xếp với toàn bộ hoặc một phần đơn vị hành chính xã liền kề.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng
Chính sách và cuộc sống

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng

Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng 2024.

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả
Chính sách và cuộc sống

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội)

Quản lý giá thuốc là vấn đề rất quan trọng. Kê khai giá thuốc là một cơ sở pháp lý để tổ chức đấu thầu thuốc. Cho nên quản lý giá thuốc luôn là vấn đề nóng, nhận được rất nhiều sự quan tâm. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua đưa ra khái niệm giá bán buôn thuốc dự kiến thay cho khái niệm giá bán buôn toàn chặng trong dự thảo Luật trước đây. Tuy nhiên, tên gọi có khác nhau, nhưng về nội hàm thì không có sự khác biệt.

Nhu cầu thật hay “ảo”?
Chính sách và cuộc sống

Nhu cầu thật hay “ảo”?

Tại phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức mới đây, dù giá khởi điểm chỉ từ 7,3 triệu đồng/m2 nhưng sơ bộ kết quả trúng thầu cao nhất đã lên tới 133 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần giá khởi điểm; giá trúng thầu lô đất thấp nhất là 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.

Kiểm soát chặt các quy định đặc thù
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát chặt các quy định đặc thù

"Tôi không hiểu tính thống nhất của hệ thống pháp luật này chúng ta xử lý như thế nào", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói khi cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.