Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng, giảm trái chiều ở các “thủ phủ công nghiệp” phía Bắc

Trong khi các “thủ phủ công nghiệp” như Bắc Giang, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng đều chứng kiến mức tăng mạnh chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1.2024 so với cùng kỳ 2023 thì Bắc Ninh giảm hơn 12%.

3/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 1.2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính giảm 4,4% so với tháng trước và tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Sở dĩ có mức tăng này bởi thời gian nghỉ Tết Giáp Thìn năm nay tập trung vào tháng 2, trong khi năm trước nghỉ Tết vào tháng 1 nên thời gian sản xuất tháng 1 năm nay đủ tháng, còn cùng kỳ năm trước thời gian sản xuất ít hơn.  

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 15,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 21,6%, đóng góp 1,9 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 7,3%, đóng góp 1,2 điểm phần trăm.

Trong mức tăng chung của ngành công nghiệp tháng 1.2024 so với cùng kỳ, có 60 địa phương ghi nhận mức tăng và 3 địa phương giảm. Một số địa phương có chỉ số IIP tăng do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng.

Trong đó, đáng chú ý, Quảng Ninh có mức tăng chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cao nhất, tăng 157,9% (qua đó đóng góp chung vào mức tăng IIP của tỉnh là 69,2%). Tiếp đến lần lượt là Bắc Giang tăng 57,7% (IIP tăng 57,6%); Nam Định tăng 56,9% (IIP tăng 55,3%); Vĩnh Long tăng 51,2% (IIP tăng 49,2%); Hải Phòng có chỉ số IIP tăng 39%...

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP giảm, do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và sản xuất, phân phối điện giảm. Trong đó, Bắc Ninh có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm mạnh nhất so cùng kỳ năm ngoái, với mức giảm 12,6% (IIP giảm 12,3%); Cà Mau giảm 9,2% (IIP giảm 7,8%); Lào Cai có chỉ số sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,3%.

Tăng, giảm trái chiều chỉ số sản xuất tại các “thủ phủ công nghiệp” phía Bắc -0
Nguồn: TTXVN

Dấu hiệu phục hồi dần rõ nét

Việc chỉ số sản xuất công nghiệp ngành chế biến, chế tạo trong tháng 1 khởi sắc, với mức tăng hơn 19% cũng khá tương đồng so với kết quả khảo sát doanh nghiệp được Tổng cục Thống kê thực hiện tại Báo cáo điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh quý IV.2023 và dự báo quý I.2024. Khảo sát được thực hiện đối với 5.749 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên cả nước (chiếm 88,4% số doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra).

Theo đó, có 72,7% doanh nghiệp được khảo sát dự báo số lượng đơn đặt hàng mới trong quý I.2024 sẽ tăng và giữ nguyên so với quý IV.2023 (29,3% tăng; 43,4% giữ nguyên), chỉ còn 27,3% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Tương tự, 71,4% doanh nghiệp dự báo đơn hàng xuất khẩu mới tăng và giữ nguyên so với quý IV.2023 (24,6% tăng, 46,8% giữ nguyên); 28,6% doanh nghiệp dự báo giảm.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, từ quý IV.2023, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có dấu hiệu phục hồi tích cực hơn. Thực tế, mức tăng 19,3% trong tháng đầu tiên của năm nay so với cùng kỳ năm ngoái đã phần nào chứng minh. Cũng nhờ đó, sử dụng lao động trong ngành này đã tăng nhẹ, ở mức tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ 2023.

Theo giới phân tích, với vai trò là trụ đỡ, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế (chiếm trên 74% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp), quyết định chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, sự cải thiện dần của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ đóng góp tích cực vào sự phục hồi của nền kinh tế.

Các doanh nghiệp kiến nghị, nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ mở các lớp đào tạo nghề để nâng cao tay nghề lao động nói chung và tay nghề lao động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng. Cùng với đó, các địa phương tạo điều kiện quy hoạch quỹ đất để mở rộng các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chế biến, chế tạo.

Về phía Nhà nước, cần tạo điều kiện thuận lợi trong khâu lưu thông hàng hóa; có các biện pháp nhằm ổn định giá nhiên liệu và năng lượng. Song song với đó, việc tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn cũng là vấn đề được các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hết sức quan tâm.

Kinh tế

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
Kinh tế

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) Tổng công ty Hàng không Việt Nam và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc – biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan
Kinh tế

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đứng trước thế "lưỡng nan" trong chính sách thuế. Một mặt, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp tăng thu ngân sách và định hướng tiêu dùng. Mặt khác, trước những thách thức từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, việc ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước là rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ nền kinh tế.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Kinh tế

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Sáng 17.4, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn, khai thác bằng máy bay Airbus A321 với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 – đánh dấu cột mốc Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyến bay thương mại tại nhà ga mới này.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Công ty CP Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp

50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu, đã được vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 1975 - 2025.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ
Kinh tế

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) NGÔ SỸ HOÀI, từ câu chuyện thuế đối ứng của Hoa Kỳ, doanh nghiệp ngành gỗ cần nhìn lại mô hình tăng trưởng của mình và cải thiện năng lực “miễn dịch” với những rung lắc, thậm chí là những cơn "địa chấn” của thị trường.