Chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi để giải nhiệt gây mất nhiều nước và các chất khoáng, khiến chúng ta mất sức, mệt mỏi. Vì vậy, mọi người cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe đồng thời bù lại lượng nước và khoáng chất cho cơ thể.


Nguyên tắc dinh dưỡng trong mùa nóng

Thạc sĩ Đặng Thị Hoàng Khuê -  Trưởng Khoa Dinh dưỡng- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho mọi người trong mùa hè oi nóng gồm:

Uống đủ nước: Người trưởng thành cần uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày (6-8 ly nước 250ml), đặc biệt là trong những ngày nắng nóng hoặc nếu hoạt động, chơi thể thao nhiều, ra nhiều mồ hôi thì phải uống nhiều hơn. 

Các loại nước nên dùng nước lọc, nước khoáng, trà thảo mộc, nước ép rau và trái cây. Các loại nước ép trái cây như cam, chanh, dưa hấu, táo… vừa cung cấp nhiều nước, giàu muối khoáng, vitamin…Tuy nhiên, các loại nước ép trái cây thường chứa 1 lượng đường saccharose, fructose nên chỉ sử dụng vừa phải, đặc biệt đối với người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, uống thêm sữa, đặc biệt là sữa chua giúp giải nhiệt, bổ sung dưỡng chất và có lợi cho hệ tiêu hóa.

Không nên bỏ ăn: Mùa hè nhiệt độ tăng cao, khiến cơ thể mệt mỏi, khát nước, chán ăn…Tuy nhiên, không nên chỉ bù nước mà bỏ ăn. Bởi cơ thể vẫn cần được cung cấp năng lượng và các chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và muối khoáng để duy trì chuyển hóa cơ bản và năng lượng cho các hoạt động thể lực. 

Ăn các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn. Có thể ăn ba bữa ăn chính, hoặc chia năm bữa nhỏ, với đa dạng thực phẩm hơn để duy trì năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thêm rau vào chế độ ăn: Thêm các loại rau như dưa chuột, cà chua, cà rốt, rau bina, củ cải đường… để bổ sung thêm nước, vitamin và chất xơ vào chế độ ăn của bạn. Nên chế biến các món sa lát, rau trộn, các món nộm, các món ăn mang tính mát, dễ ăn. Ăn 400g rau quả/ ngày.

Chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe trong mùa nắng nóng -0
Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây mỗi ngày

Bổ sung thêm canh trong các bữa ăn: Không nên thiếu món canh trong mỗi bữa cơm, vì vừa dễ ăn, vừa có thể đảm bảo đủ chất. Các món như canh cua mồng tơi, canh bầu nấu tôm, canh tôm rau cải, canh thịt bò/cá nấu chua... sẽ cung cấp cả chất béo, đạm và vitamin, các gia vị nêm vào món canh phần nào còn giúp bù đắp các chất điện giải mất qua mồ hôi.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Mùa hè nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh, làm thức ăn dễ ôi thiu, dễ bị tiêu chảy cấp, nhiễm trùng đường ruột, mất nước… gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

Vì vậy, cần tuân thủ các nguyên tắc vàng về an toàn vệ sinh thực phẩm như: ưu tiên chọn các thực phẩm tươi, theo mùa; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch; trước khi nấu rau xanh cần rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần.

Nấu chín kỹ thức ăn, ăn ngay sau khi nấu. Trong trường hợp còn thừa nên bảo quản trong hộp kín và giữ chúng trong tủ lạnh. Sử dụng các nguồn nước sạch an toàn, đặc biệt lưu ý nên dùng nước đun sôi để nguội để làm đá. Rửa tay sạch, tránh ô nhiễm chéo giữa thực phẩm sống chín.

Những thực phẩm cần hạn chế mùa nắng nóng

Thạc sĩ Đặng Thị Hoàng Khuê cho biết, không nên ăn quá nhiều hoặc tiêu thụ khẩu phần ăn lớn hơn hoặc lớn hơn bình thường; đặc biệt nên hạn chế một số loại thực phẩm trong mùa nóng như:

- Cắt giảm lượng thức ăn chiên rán và thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn. Tránh đồ chiên và đồ ăn vặt vì chúng mất thời gian để tiêu hóa và cần nhiều nước. Món ăn chiên rán, thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo không tốt (trans fat), khó tiêu, tăng sự mệt mỏi lên, hàm lượng muối nhiều không tốt với sức khoẻ tim mạch, làm già hoá tế bào, ức chế miễn dịch.

- Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng. Thực phẩm cay cũng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể.

- Hạn chế đồ ngọt. Hạn chế uống nước ngọt có ga, đồ uống tăng lực…không nên uống nhiều, nhất là ngay trước hay trong bữa ăn vì lượng đường nhiều dẫn đến tăng cân, tăng chuyển hoá trong cơ thể, mệt mỏi, thể làm cho chúng ta ăn kém ngon và tăng lượng đường huyết sau ăn.

- Trong những ngày trời nắng gắt nên giảm thiểu hoạt động ngoài trời từ 10h sáng đến 4h chiều.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.