Cắt giảm nhiều thủ tục lĩnh vực hàng hải, đường thủy nội địa

Dự thảo phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải năm 2024 có nhiều đề xuất tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa.

Cắt giảm thành phần hồ sơlĩnh vực hàng hải

Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ năm 2024.

Với lĩnh vực hàng hải, dự thảo đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm thành phần hồ sơ yêu cầu nộp chứng minh nhân dân/căn cước công dân, thay thế các trường thông tin có thể khai thác được trong dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đề xuất này là phù hợp và sẽ tạo thuận lợi cho các đối tượng thực hiện thủ tục.

Tuy nhiên, VCCI đề xuất xem xét đơn giản hóa thêm một số điểm. Cụ thể là, bỏ thành phần hồ sơ là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các thủ tục quy định tại Nghị định số 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển như: đặt tên tàu biển; đăng ký tàu biển không thời hạn/có thời hạn; đăng ký tàu biển đang đóng; đăng ký tàu biển loại nhỏ. Bởi lẽ, những thông tin này có thể tra cứu trong hệ thống thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, VCCI đề xuất lồng ghép thủ tục đặt tên tàu biển với thủ tục đăng ký tàu biển. Lý giải đề xuất này, VCCI cho biết, theo Nghị định số 171/2016/NĐ-CP, thủ tục đặt tên tàu biển đang được thiết kế độc lập với thủ tục đăng ký tàu biển. Trong mẫu tờ khai đăng ký tàu biển, tàu biển đã có tên. Như vậy, thủ tục đặt tên tàu biển sẽ phải thực hiện trước thủ tục đăng ký tàu biển. Trong khi đó, Bộ luật Hàng hải quy định về các nguyên tắc đặt tên tàu biển Việt Nam tại Điều 21, không quy định chủ tàu phải có sự chấp thuận về việc đặt tên tàu biển trước khi thực hiện đăng ký tàu biển. Vì vậy, để tạo thuận lợi về thủ tục hành chính, nên lồng ghép thủ tục đặt tên tàu biển với thủ tục đăng ký tàu biển. Khi xem xét về các điều kiện đăng ký tàu biển, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét tên gọi của tàu biển cho phù hợp với Điều 21 Bộ luật Hàng hải hay không.

Giảm số ngày giải quyết thủ tục

Trong lĩnh vực đường thủy nội địa, dự thảo đã có nhiều đề xuất nhằm tạo thuận lợi cho các đối tượng thực hiện thủ tục. Ví dụ, giảm số lượng hồ sơ từ 3 bộ xuống còn 2 bộ đối với các bộ hồ sơ trong các thủ tục: phê duyệt kế hoạch an ninh và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài; xác nhận hàng năm giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa; phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

Cùng với đó, dự thảo quy định giảm số ngày giải quyết thủ tục từ 5 ngày làm việc xuống còn 3 ngày làm việc đối với thủ tục đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

Bên cạnh đó, VCCI đề nghị Ban soạn thảo đánh giá lại tính cần thiết phải quy định thời hạn của giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài. Bởi theo Nghị định số 08/2021/NĐ-CP về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, người khai thác cảng phải lập hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch an ninh và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài. Giấy chứng nhận này có thời hạn 5 năm và hàng năm phải được xác nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa.

Với cơ chế quản lý như trên, việc quy định thời hạn của giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài dường như chưa thật cần thiết, bởi hàng năm cơ quan có thẩm quyền vẫn phải đánh giá xác nhận phù hợp an ninh cảng nội địa. Ngoài ra, nếu hết thời hạn 5 năm, người khai thác cảng sẽ phải xin cấp lại hay gia hạn giấy chứng nhận? Thủ tục như thế nào? Nghị định số 08/2021/NĐ-CP của Chính phủ chưa quy định rõ về vấn đề này. Ban soạn thảo đánh giá lại tính cần thiết phải quy định thời hạn của giấy chứng nhận và cân nhắc bỏ thời hạn này, VCCI đề xuất.

Giao thông

Chuyển đổi xanh, tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng của TP. Hà Nội
Giao thông

Chuyển đổi xanh, tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng của TP. Hà Nội

Sáng 9.11, tại Ga S8 - Ga Cầu Giấy, UBND TP. Hà Nội tổ chức lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm (metro) số 3 TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội; cam kết phát triển hệ thống metro thủ đô vì mục tiêu Net Zero (chương trình phát thải ròng bằng 0) năm 2050.

Tạo đồng thuận xã hội thúc đẩy hợp tác công tư
Giao thông

Tạo đồng thuận xã hội thúc đẩy hợp tác công tư

Trước bối cảnh doanh nghiệp ra sức đầu tư nguồn lực vào các dự án hợp tác công tư (PPP) theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông, những hành vi cản trở, nhũng nhiễu trong môi trường báo chí là biểu hiện của tình trạng lãng phí nguồn lực.

Ða dạng hình thức tuyên truyền an toàn giao thông
Giao thông

Ða dạng hình thức tuyên truyền an toàn giao thông

Nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông trong Nhân dân, tỉnh Nam Định đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật với nội dung, hình thức đa dạng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về giao thông.

Hà Nội: Hơn 16,4 triệu lượt hành khách sử dụng thẻ vé điện tử
Giao thông

Hà Nội: Hơn 16,4 triệu lượt hành khách sử dụng thẻ vé điện tử

Từ ngày 28.11.2023, TP. Hà Nội bắt đầu thí điểm thẻ vé điện tử liên thông đa phương thức trên 25 tuyến xe buýt. Ngoài việc phát hành thẻ điện tử vật lý (thẻ chip), từ ngày 2.4.2024, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội tiếp tục vận hành ứng dụng “Thẻ vé giao thông Hà Nội” theo hình thức QR động (thẻ ảo), áp dụng đối với vé tháng và thẻ miễn phí đi xe buýt.

Cần nghiên cứu cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP
Giao thông

Cần nghiên cứu cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP

Sáng 30.10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Các ĐBQH cho rằng cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật này có hiệu lực, gồm cả những dự án đang trong quá trình vận hành, khai thác.

Sắp diễn ra Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024
Giao thông

Sắp diễn ra Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024

Hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông", Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam năm 2024 sẽ được Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức vào tối 17.11 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng, thành phố Ninh Bình.

Công khai kế hoạch giải phóng mặt bằng, giải đáp ý kiến của người dân khi thực hiện dự án xây dựng các ô quy hoạch và tuyến đường phụ cận
Giao thông

Công khai kế hoạch giải phóng mặt bằng, giải đáp ý kiến của người dân khi thực hiện dự án xây dựng các ô quy hoạch và tuyến đường phụ cận

Chiều ngày 29.10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Long Biên và UBND phường Ngọc Thuỵ đã tổ chức Hội nghị Thông báo tiếp tục triển khai GPMB thực hiện dự án Xây dựng HTKT các ô quy hoạch A4/NO4, A8/NO1, A8/NO2, A4/HH2, A4/HH3 và các tuyến đường phụ cận theo quy hoạch tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP. Hà Nội.