Đường sắt tốc độ cao - Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Ngày 19.11, tại Hà Nội, Báo Giao thông tổ chức tọa đàm: Đường sắt tốc độ cao - Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt.

Tại tọa đàm, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt Vũ Hồng Phương cho biết, với giá trị vốn đầu tư hợp phần xây lắp hạ tầng khoảng 33 tỷ USD, cùng đó là các hợp phần về hệ thống điều khiển, hệ thống cấp điện, phương tiện…, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam được xác định tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Việt Nam phải làm chủ về nguồn vốn, tránh sự phụ thuộc vào nước ngoài, và đây là cơ hội rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.

70d6c3890559be07e748.jpg
Ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng phát biểu tại tọa đàm

Dưới góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, doanh nghiệp Việt cần chủ động hợp tác, đầu tư công nghệ. "Nếu ta không chủ động hợp tác để đầu tư công nghệ đón đầu thì tới lúc gói thầu mở ra sẽ rất khó thắng. Với thi công đường sắt, công nghệ về thi công đặt tay, hệ thống cấp điện cho phương tiện đầu máy, toa xe cũng là bài toán", vị chuyên gia này nhận định.

Đồng tình với quan điểm này, Đại tá Phan Phú, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng chia sẻ: "Hiện nay, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp giao thông trong nước là điều chúng tôi rất trăn trở. Chúng tôi mong rằng, đứng trước cơ hội thị trường xây lắp vô cùng lớn từ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các doanh nghiệp trong nước sẽ bắt tay nhau thay vì triệt tiêu. Chỉ có hợp tác là cơ hội duy nhất để tham gia sâu vào dự án".

Tham gia ý kiến tại toạ đàm, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả Nguyễn Quang Huy khẳng định, dự án này mang lại nhiều cơ hội song các doanh nghiệp cũng sẽ phải trải qua nhiều thách thức về công nghệ, kỹ thuật.

67711acb011bba45e30a.jpg
Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả Nguyễn Quang Huy khẳng định, dự án đường sắt tốc độ cao mang lại nhiều cơ hội song các doanh nghiệp cũng sẽ phải trải qua nhiều thách thức về công nghệ, kỹ thuật.

Đối với Tập đoàn Đèo Cả, chúng tôi đã ý thức được phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho đại dự án của đất nước. Chúng tôi đã hợp tác với các trường đại học trong nước, thành lập Viện đào tạo nghiên cứu Đèo Cả khai giảng chương trình đào tạo chuyên ngành xây dựng đường sắt - metro, mở đầu cho chuỗi hoạt động của Tập đoàn Đèo Cả tham gia phát triển nhân lực cho ngành giao thông, "đón đầu" và đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt - metro. Chúng tôi đẩy mạnh đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ sư thực chiến và các nhà quản lý ngay tại các trung tâm huấn luyện thực hành trên công trường. Đèo Cả cũng tổ chức các chương trình công tác nước ngoài, nghiên cứu thực tiễn quá trình đào tạo ngành đường sắt - metro của các nước tiên tiến như Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... nhằm chọn lọc "nhập khẩu" chương trình và chuyên gia đào tạo.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Đèo Cả tích cực thúc đẩy hợp tác với các đối tác quốc tế có kinh nghiệm về đường sắt tốc độ cao như Nhật Bản và Trung Quốc. Mục tiêu hợp tác là chuyển giao công nghệ quản lý vận hành và các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, đồng thời nghiên cứu để “bản địa hóa” công nghệ và thiết bị sao cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của thị trường Việt Nam. Để thu hẹp khoảng cách công nghệ, Đèo Cả tập trung vào chuyển đổi số, áp dụng các giải pháp tiên tiến trong thi công hầm, cầu đường, và quản lý dự án như hệ thống giao thông thông minh (ITS), mô hình thông tin công trình (BIM).

Tuy nhiên, Tập đoàn Đèo Cả cũng xác định để tham gia các dự án đường sắt, trước tiên phải làm tốt các công việc hiện nay đang đảm nhiệm, tạo ra các sản phẩm mang giá trị thực phục vụ xã hội, đáp ứng niềm tin tưởng, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, địa phương và người dân. Cũng qua đó, ngày càng khẳng định năng lực, uy tín của Tập đoàn để được giao phó các dự án đường sắt.

31685a7c05aabef4e7bb.jpg
Quang cảnh tọa đàm

Chia sẻ về định hướng dự án đường sắt tốc độ cao sẽ được xem xét áp dụng hình thức hợp đồng EPC, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả Nguyễn Quang Huy,: cho biết, với hợp đồng EPC, đòi hỏi tổng thầu phải rất am hiểu từ thiết kế, lựa chọn công nghệ, thi công. Trong khi hiện nay chúng ta đang học hỏi kinh nghiệm, vậy hành lang pháp lý, tiêu chuẩn quốc gia để lựa chọn công nghệ là gì. Do đó, cần sớm công bố tiêu chuẩn để doanh nghiệp có cơ sở đi theo, có đầu bài để đưa ra hợp tác quốc tế, có chuẩn để tiếp cận công nghệ phù hợp.

Ông Nguyễn Quang Huy cho rằng, nếu Nhà nước phụ trách giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mỏ, nhà thầu vào thực hiện dự án và có nguyên liệu luôn thì thời gian thực hiện có thể rút ngắn từ 6-9 tháng.

Về cơ chế đặc thù, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam đang trình đang có 19 nhóm cơ chế đặc thù, đặc biệt bao gồm nhiều cơ chế đã áp dụng với các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Vậy chúng tôi đề nghị tiếp tục, rà soát, chỉnh lý lại những vướng mắc trong các cơ chế đặc thù hiện đang áp dụng thực hiện trong dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Ví dụ công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mỏ vốn là vấn đề rất mất thời gian. Nếu Nhà nước, địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mỏ vật liệu thì dễ dàng, nhưng doanh nghiệp Nhà nước thực hiện theo cơ chế thỏa thuận với người dân sẽ rất khó khăn. Do đó, bên cạnh cơ chế đặc thù mới, bản thân các cơ chế đặc thù đang được áp dụng cũng cần xem xét, chỉnh lý bổ sung để phù hợp với thực tế.

Giao thông

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Giao thông

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 15.11, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...

Các tuyến giao thông được đầu tư đồng bộ mở ra không gian, dư địa phát triển cho vùng cao Bình Liêu
Xã hội

Bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ

Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch vùng miền, nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của người dân, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng là giải pháp trọng tâm được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên, triển khai với nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, rốt ráo.

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện
Giao thông

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện

Một thực trạng đáng báo động diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước là không ít bậc phụ huynh vì nhiều lý do đã mua xe, giao xe mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) cho con em mình, mặc dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những vụ việc với hậu quả đau lòng…

Chuyển đổi xanh, tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng của TP. Hà Nội
Giao thông

Chuyển đổi xanh, tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng của TP. Hà Nội

Sáng 9.11, tại Ga S8 - Ga Cầu Giấy, UBND TP. Hà Nội tổ chức lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm (metro) số 3 TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội; cam kết phát triển hệ thống metro thủ đô vì mục tiêu Net Zero (chương trình phát thải ròng bằng 0) năm 2050.

Tạo đồng thuận xã hội thúc đẩy hợp tác công tư
Giao thông

Tạo đồng thuận xã hội thúc đẩy hợp tác công tư

Trước bối cảnh doanh nghiệp ra sức đầu tư nguồn lực vào các dự án hợp tác công tư (PPP) theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông, những hành vi cản trở, nhũng nhiễu trong môi trường báo chí là biểu hiện của tình trạng lãng phí nguồn lực.