ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn):

Cân nhắc kỹ quy định việc thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Đến thời điểm hiện nay, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có thêm nhiều chính sách mới đối với đồng bào dân tộc thiểu số và có 5 nội dung rõ hơn so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Năm.

Thứ nhất, rõ hơn về đối tượng được hỗ trợ. Theo đó, dự thảo Luật quy định đối tượng được hỗ trợ không chỉ gồm cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo như trước đây, mà còn mở rộng đến cả hộ cận nghèo.

Thứ hai, rõ hơn về địa bàn được hỗ trợ. Theo đó, dự thảo Luật quy định địa bàn được hỗ trợ là Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (thay cho quy định trước đây là Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). Nếu quy định như trước sẽ rất bất cập khi thực hiện chính sách hỗ trợ đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào.

Thứ ba, rõ hơn về chính sách hỗ trợ. Theo đó, dự thảo Luật đưa ra nhiều chính sách mới để thực hiện việc hỗ trợ lần đầu đất ở, đất sản xuất. Đặc biệt, quy định chính sách hỗ trợ tiếp trong trường hợp đã được hỗ trợ lần đầu, nhưng nay không còn đất hoặc thiếu đất so với hạn mức.

Thứ tư, tương đối rõ về trách nhiệm thực hiện. (từ Chính phủ, đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp).

Thứ năm, rõ về nguồn lực thực hiện

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, tôi xin góp ý trực tiếp về 4 nội dung. Cụ thể, thứ nhất, về đối tượng được hỗ trợ (Điều 16) quy định: đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ là cá nhân người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (phải tại Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi).

Tôi nhận thấy, nếu quy định như vậy thì cá nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số tuy thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng ở ngoài Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (tức là ngoài 3.434 xã đã được phân định thuộc Vùng này) sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ tại Điều 16. Trong khi đó, Nghị quyết Trung ương 18 không đặt vấn đề phân biệt địa bàn với đồng bào. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra giải thích rõ hơn vấn đề này.

Thứ hai, về việc thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (tại Điều 48) quy định: người được hỗ trợ đất lần 2 chỉ được để lại thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người thuộc hàng thừa kế mà có hoàn cảnh giống như mình (tức là phải là người đồng bào dân tộc thiểu số; phải thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo; và phải đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nay không còn đất hoặc thiếu đất).

Tôi nhận thấy, việc thiết kế như trên cũng là với mong muốn bảo toàn quỹ đất để thực hiện chính sách đất đai dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể nói: ý tưởng thì tốt, nhưng tôi đề nghị cân nhắc về tính khả thi.

Tôi xin lấy 1 ví dụ cụ thể, sau khi được giao đất (theo trường hợp này), người được giao đất sinh con đẻ cái, sinh sống cùng cả gia đình trên mảnh đất này cho đến khi mất. Mảnh đất này là nơi ăn chốn ở của cả gia đình, nơi thờ tự tổ tiên theo truyền thống của người Việt. Sau khi người này mất, nếu các thành viên trong gia đình (không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 16) thì mảnh đất đã gắn bó cả đời với gia đình họ sẽ bị thu hồi.

Tôi băn khoăn về tính khả thi của chính sách này, việc thu hồi có thể làm phát sinh vấn đề xã hội, phát sinh khiếu nại, khiếu kiếu. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cân nhắc kỹ hơn.

Thứ ba, về việc bồi thường trong trường hợp thu hồi đất (cũng tại Điều 48) quy định: trường hợp người sử dụng đất (mà đất này có nguồn gốc được hỗ trợ theo khoản 3, Điều 16), khi người sử dụng đất chuyển khỏi địa bàn cấp tỉnh đến nơi khác sinh sống thì Nhà nước thu hồi đất và chỉ bồi thường tài sản gắn liền với đất.

Tôi thấy rằng, “người sử dụng đất” trong trường hợp này không chỉ là người được Nhà nước trực tiếp hỗ trợ đất, mà còn có thể là người đã nhận chuyển nhượng từ người được Nhà nước hỗ trợ. Và theo dự thảo thì người này cũng phải là người đồng bào dân tộc thiểu số mới được nhận chuyển nhượng. Như vậy, khi pháp luật đã cho phép việc chuyển nhượng, công nhận quan hệ chuyển nhượng đất. Nhưng khi thu hồi đất, Nhà nước chỉ bồi thường (tài sản gắn liền với đất) như dự thảo Luật là chưa phù hợp.

Thứ tư, về chủ thể quản lý đối với đất thu hồi (Điều 114) quy định: giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý đất thu hồi tại khoản 2, Điều 79 (tức là đất thu hồi để thực hiện dự án bố trí cho đồng bào dân tộc thiểu số).

Tôi đề nghị cân nhắc nên giao việc quản lý loại đất này cho UBND cấp huyện (để huyện chỉ đạo xã) sẽ quản lý chặt chẽ hơn. Bởi vì, Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở tài nguyên môi trường, hiện nay biên chế rất ít, khó có thể quản lý hết được các diện tích đất thu hồi (ở bản, ở xã), chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, địa bàn rộng, đi lại khó khăn. Nếu quản lý không chặt chẽ, không thường xuyên, dễ bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích.

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.