Cân nhắc giãn lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Ủng hộ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn nhằm hạn chế tiêu dùng sản phẩm không tốt cho sức khỏe, song theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, cần xem xét giảm mức tăng thuế và giãn lộ trình tăng một cách hợp lý.

Áp dụng thuế tương đối là phù hợp

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025). Trong đó, có một số nội dung thay đổi quan trọng như đề xuất tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia, dự kiến sẽ tăng liên tục bắt đầu từ năm 2026 đến năm 2030, từ mức 65% lên đến 100%. Ban soạn thảo cũng quyết định tính thuế theo phương pháp tương đối theo tỷ lệ.

Tại Hội thảo “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp”, do Báo Đầu tư tổ chức sáng 14.8, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc bày tỏ nhất trí cao với mục đích, quan điểm xây dựng cũng như các nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Cân nhắc giãn lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt -0
Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Đan Thanh

Các nước phát triển thường áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối (mức tiền cụ thể cho một lít rượu, bia) hoặc phương pháp hỗn hợp (kết hợp giữa thuế tuyệt đối và thuế tương đối (tức là tính thuế theo tỷ lệ phần trăm căn cứ vào giá của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và một mức thuế suất nhất định). Các nước đang phát triển thường áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp hoặc theo tỷ lệ tương đối. Xét điều kiện thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngành rượu, bia nước ta, bà Cúc cho rằng, việc Ban soạn thảo quyết định tính thuế theo phương pháp tương đối là phù hợp, trong tương lai gần cần chuyển sang phương pháp thuế hỗn hợp.

Chia sẻ với ý kiến trên, Phó Tổng Giám đốc Tư vấn thuế Deloitte Việt Nam Bùi Ngọc Tuấn cho rằng, đặc thù thị trường bia trong nước có tới 80% thị phần là bia phổ thông và bia địa phương, giá chênh lệch rất lớn so với dòng bia cao cấp. Nếu áp dụng thuế hỗn hợp và thuế tuyệt đối ở thời điểm hiện tại sẽ dẫn đến việc không công bằng trong việc đánh thuế, khi các doanh nghiệp bia phổ thông phải đóng thuế nhiều hơn, lượng doanh thu giảm, gián tiếp ảnh hưởng đến việc làm tại những doanh nghiệp ở phân khúc 80% thị phần này. Với việc quy chiếu đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng một giai đoạn, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội tại quốc gia ở thời điểm đang áp dụng, chúng tôi ủng hộ quyết định của Bộ Tài chính là giữ nguyên phương pháp tính thuế tương đối đối với mặt hàng rượu, bia, ông Bùi Ngọc Tuấn chia sẻ.

Nên theo lộ trình nào?

Khẳng định việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn là cần thiết, nhằm hạn chế sử dụng sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, song điều khiến đại diện doanh nghiệp cũng như các chuyên gia băn khoăn là lộ trình tăng thuế.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam Chu Thị Vân Anh cho rằng, với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên 100% đến năm 2030 là “đề xuất mức tăng cao nhất trong lịch sử” và “doanh nghiệp chưa thể đánh giá hết được các tác động lớn của đề xuất này”. Thực tế, những năm gần đây, do ảnh hưởng của Covid-19, triển khai Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử lý hành chính vi phạm nồng độ cồn, cùng với chi phí, giá nguyên vật liệu chính tăng từ 15 - 40%... đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành.

Theo đó, lợi nhuận bình quân toàn ngành liên tục giảm (năm 2021 giảm 12%, năm 2022 giảm 6%, năm 2023 ước giảm 10 - 12% so với năm trước); thu ngân sách toàn ngành giảm bình quân 10%/năm giai đoạn 2020 - 2023. Năm 2024, hàng tồn kho tiếp tục tăng; riêng 6 tháng đầu năm tăng 29% so với cùng kỳ. Đặt trong bối cảnh đó, đại diện danh nghiệp lo ngại, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cao và liên tục sẽ tạo thêm khó khăn cho doanh nghiệp.

Do vậy, đại diện doanh nghiệp kiến nghị, cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia có lộ trình và giãn tiến độ; năm đầu tăng 5%, lộ trình giãn 2 năm tăng 5% để các doanh nghiệp có điều kiện xây dựng phương án, chuyển đổi sản xuất kinh doanh, không bị xáo trộn quá lớn cũng như bảo đảm hài hòa các mục tiêu và phù hợp bối cảnh cụ thể.

Việc triển khai chính sách tăng thuế cần được xem xét kỹ lưỡng từ góc độ kinh tế - xã hội, ông Bùi Ngọc Tuấn góp ý. Nếu không tính toán kỹ, mức tăng quá nhanh và cao đột ngột có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn như doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc buộc phải phá sản. Theo ông Tuấn, Ban soạn thảo nên cân nhắc đề xuất áp dụng mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt thấp hơn so với dự thảo hiện tại, nhằm giảm bớt áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp. Lộ trình tăng thuế cần được giãn cách hợp lý, với lộ trình dài hơn đối với các mặt hàng rượu, bia; tiến tới chỉ dừng ở mức thuế suất tối đa là 80%.

Nhấn mạnh cần phải tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn và ủng hộ phương pháp đánh thuế tương đối, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu lưu ý cần cân nhắc lộ trình đánh thuế; ông đề xuất lộ trình bắt đầu từ năm 2027, thay vì 2026 như dự thảo luật. Tiếp đến, cần làm rõ thuế suất tối đa đến 2030 là bao nhiêu. Nếu mức thuế quá cao thì sẽ khiến doanh thu của các doanh nghiệp bị sụt giảm, ảnh hưởng đến thu thuế. Cùng với đó, mức thuế áp dụng cho bia phải khác thuế áp dụng cho các sản phẩm rượu. Với sản phẩm bia, dòng bia có nồng độ cồn là 0% thì không nên đánh thuế, qua đó mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tái cơ cấu sản xuất.

Cũng theo ông Hiếu, nếu chỉ tăng thuế là chưa đủ mà phải cân nhắc thêm các biện pháp khác, như tăng cường kiểm soát nhập lậu, chống gian lận thương mại, kiểm soát rượu sản xuất thủ công để bảo đảm an toàn về chất lượng và công bằng về thuế.

Kinh tế

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
Kinh tế

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) Tổng công ty Hàng không Việt Nam và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc – biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan
Kinh tế

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đứng trước thế "lưỡng nan" trong chính sách thuế. Một mặt, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp tăng thu ngân sách và định hướng tiêu dùng. Mặt khác, trước những thách thức từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, việc ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước là rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ nền kinh tế.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Kinh tế

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Sáng 17.4, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn, khai thác bằng máy bay Airbus A321 với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 – đánh dấu cột mốc Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyến bay thương mại tại nhà ga mới này.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Công ty CP Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp

50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu, đã được vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 1975 - 2025.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ
Kinh tế

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) NGÔ SỸ HOÀI, từ câu chuyện thuế đối ứng của Hoa Kỳ, doanh nghiệp ngành gỗ cần nhìn lại mô hình tăng trưởng của mình và cải thiện năng lực “miễn dịch” với những rung lắc, thậm chí là những cơn "địa chấn” của thị trường.