Giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Cần có chính sách ưu tiên giáo viên, học sinh vùng đặc biệt khó khăn

Kiến nghị với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện một số cơ sở giáo dục tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho rằng, đối với địa bàn đặc biệt khó khăn, cần có chính sách ưu tiên với giáo viên (về tiền lương) và học sinh (sách giáo khoa mới).

Sáng 29.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” đã chia thành 2 tổ, làm việc với Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Dào San, xã Dào San; và Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Bản Lang, xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. 

dscf2974.jpg -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc với Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Dào San

Một số yêu cầu về năng lực cao so với học sinh dân tộc thiểu số

Tờng phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Dào San nằm trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn gồm6 dân tộc sinh sống. Trường có 17 lớp với 703 học sinh, trong đó học sinh dân tộc là 679 (chiếm 96,6%), học sinh bán trú 237, học sinh khuyết tật 6. Nhà trường đang duy trì chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Bản Lang đóng chân trên địa bàn xã Bản Lang, cũng thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, là xã vùng cao biên giới. Trường có 5 điểm trường lẻ đặt tại các bản Nậm Lùng, bản Nà Đoong, bản Sàng Giang, Nà Giang và bản Thèn Thầu, xã  Bản Lang, trong đó điểm trường chính đặt tại bản Thèn Thầu. 100% học sinh là dân tộc Dao.

Khó khăn khi triển khai môn tích hợp -0
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa chủ trì cuộc làm việc với Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Bản Lang

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng hoạch dạy học cá nhân, đăng ký chỉ tiêu, tổ chuyên môn tổng hợp thảo luận các chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn. Dựa trên các chỉ tiêu tổ chuyên môn đăng ký, tình hình thực tế của đơn vị, căn cứ các công văn hướng dẫn của cấp trên, nhà trường xây dựng Kế hoạch giáo dục cụ thể theo từng cấp, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Tuy nhiên, các môn học tích hợp như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật những năm đầu triển khai gặp khó khăn do giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ điều kiện để dạy; các nhà trường vẫn phải bố trí giáo viên dạy riêng từng phân môn. Chương trình mới đòi hỏi sự tham gia hỗ trợ thường xuyên của gia đình vào quá trình học tập của học sinh, nhưng việc quan tâm của gia đình với việc học tập của con em trên địa bàn còn hạn chế, do nhiều phụ huynh đi làm ăn xa.

Đa số học sinh dân tộc còn khó khăn trong việc tự học, tự tìm hiểu kiến thức do thiết bị hỗ trợ học tập hạn chế. Một số yêu cầu về năng lực còn cao so với học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn. 

Có chính sách ưu tiên giáo viên, học sinh vùng đặc biệt khó khăn -0
Đoàn giám sát tham quan cơ sở vật chất của Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Dào San

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường đáp ứng yêu cầu tối thiểu của chương trình mới, song cả hai trường đều thiếu phòng học bộ môn, phòng đa chức năng. Một số môn như Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Công nghệ, Nội dung chương trình giáo dục địa phương chưa có giáo viên chuyên trách, nên khó khăn trong phân công và giảng dạy…

Việc nghiên cứu và lựa chọn sách giáo khoa còn mất nhiều thời gian, do chưa có bản cứng mà chủ yếu nghiên cứu trên bản mềm sách điện tử, nghiên cứu online. Giá sách giáo khoa tương đối cao so với điều kiện kinh tế của người dân, vùng đặc biệt khó khăn.

Cải cách chế độ tiền lương giáo viên vùng đặc biệt khó khăn

Từ thực tiễn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Trường PTDTBT Trung học cơ sở Dào San và Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Bản Lang kiến nghị Chính phủ quan tâm đến chế độ, chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý, công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý giáo dục. Cụ thể, thực hiện cải cách chế độ tiền lương đối với viên chức ngành Giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới để bảo đảm đời sống và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng lên vùng đặc biệt khó khăn. Quan tâm, tạo điều kiện có chế độ ưu tiên học sinh vùng đặc biệt khó khăn trong sử dụng sách giáo khoa mới với giá thành rẻ hoặc cấp miễn phí.

Khó khăn khi triển khai môn tích hợp
Đoàn giám sát trao đổi với học sinh Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Bản Lang

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo Chỉ đạo các trường đại học sư phạm có kế hoạch đào tạo giáo viên dạy các môn tích hợp liên môn như: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tiếp tục thực hiện các đợt tập huấn, bồi dưỡng về đổi mới chương trình, sách giáo khoa dành cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là với các môn tích hợp. 

Với địa phương, các trường đề nghị tiếp tục quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung giáo viên còn thiếu để đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018...

Đặc biệt quan tâm đến các điều kiện bảo đảm

Đoàn giám sát chia sẻ với những khó khăn mà các trường đang gặp phải; đánh giá cao sự quan tâm của các cấp, ngành và toàn xã hội, nỗ lực của thầy cô trong triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Đoàn giám sát cũng ghi nhận thực tế các điều kiện để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chưa bảo đảm: thiếu phòng học bộ môn; thiếu giáo viên, giáo viên dạy liên môn chưa tự tin; thầy và trò cùng lúc phải tiếp cận với nhiều thứ mới: nội dung mới, phương pháp mới, đổi mới cách thức thi, kiểm tra, đánh giá... Trong khi đó, khi chế độ, chính sách cho thầy cô chưa có thay đổi tích cực.

Có chính sách ưu tiên giáo viên, học sinh vùng đặc biệt khó khăn -0
Đoàn giám sát thăm điểm trường bản Nà Đoong, Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Bản Lang

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được đánh giá có nhiều đột phá, thay đổi phương pháp và cả cách tiếp cận. Vì thế, việc chuẩn bị các điều kiện cho chương trình, sách giáo khoa mới, trang thiết bị của các trường cần tiếp tục hoàn thiện. Nhấn mạnh điều này, Đoàn giám sát đề nghị các trường làm tốt công tác tuyên truyền để giúp cho giáo viên, học sinh và phụ huynh hiểu được chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này; tiếp tục nắm chắc các văn bản hướng dẫn để tổ chức thực hiện được tốt hơn, khoa học hơn, bài bản hơn, trong đó đặc biệt quan tâm đến các điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất và đội ngũ.

Nhà trường, giáo viên cần tổ chức sinh hoạt chung để rút kinh nghiệm, chia sẻ cách làm hay; Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo cần tổng kết mô hình, cách làm hay để nhân rộng, giúp giáo viên rút ngắn thời gian tìm tòi… 

Đoàn giám sát cũng mong muốn các nhà trường, thầy cô giáo tiếp tục khắc phục khó khăn trong điều kiện hiện nay để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo mọi điều kiện cho học sinh học tập tốt nhất. 

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.