Cần các quy định rõ ràng để giúp các doanh nghiệp phát triển

Ngày 28.6, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo về vấn đề thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Hội thảo nhằm góp ý Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cho rằng, hiện nay các quy định về chi phí tái chế đã có. Tuy nhiên, vẫn cần các quy định cụ thể hơn để giúp các doanh nghiệp phát triển.

Cần các quy định rõ ràng để giúp các doanh nghiệp phát triển -0
Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn phát biểu tại hội thảo

Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Phan Tuấn Hùng cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã cụ thể hóa những quy định về định mức chi phí tái chế… Các quy định về định mức tái chế phải bảo đảm các quy định pháp luật tại Việt Nam, tôn trọng chi phí tái chế thực tiễn tại Việt Nam…

Cần các quy định rõ ràng để giúp các doanh nghiệp phát triển -0
Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Phan Tuấn Hùng phát biểu tại hội thảo

“Tham khảo chi phí tái chế ở một số nước cho thấy, chi phí này dựa trên cơ chế thị trường và giá thỏa thuận. Khi đóng góp, xây dựng Dự thảo, chúng tôi hướng tới mục tiêu bảo đảm tính công bằng khách quan. Tại hội thảo này, chúng tôi sẽ tổng hợp, tiếp thu, sửa đổi các quy định cho hợp lý hơn để đưa vào Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu…”, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Phan Tuấn Hùng nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát (VBA) Chu Thị Vân Anh, cho biết, với tinh thần ủng hộ Chính phủ trong việc bảo vệ môi trường cũng như thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Các doanh nghiệp ngành đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) cũng cam kết sẽ thực hiện tốt nhất trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), chủ động nghiên cứu các giải pháp tái chế, xử lý bao bì đặc thù bao gồm nguyên liệu nhôm, thuỷ tinh, nhựa, giấy... 

Cần các quy định rõ ràng để giúp các doanh nghiệp phát triển -0
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát (VBA) Chu Thị Vân Anh phát biểu tại hội thảo

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch VBA Chu Thị Vân Anh cho rằng, định mức chi phí tái chế hiện nay đang còn nhiều bất cập nhất là các nghiên cứu tham vấn định mức chi phí tái chế đang có kết quả khác nhau và độ tin cậy chưa cao và chưa phù hợp với thực tế ở Việt Nam, cụ thể: định mức chi phí tái chế cho bao bì nhôm là 6180 đ/kg, cao hơn gần 5 lần so với trung bình các nước là 1.250đ/kg. Định mức tái chế rất cao dẫn đến nguy cơ giá sản xuất và tiêu dùng tăng cao.”

Cần các quy định rõ ràng để giúp các doanh nghiệp phát triển -0
Quang cảnh hội thảo

Theo các chuyên gia và đại diện các hiệp hội, nguyên nhân chính khiến định mức chi phí tái chế cao bất hợp lý là do: Các nghiên cứu tham vấn định mức chi phí tái chế có kết quả khác xa nhau, dữ liệu có nhiều bất cập. Định mức chi phí tái chế đề xuất chưa thực sự hợp lý khi tính trung bình của 2 nghiên cứu có đề xuất định mức chi phí tái chế cao nhất, bỏ qua 2 nghiên cứu khác có định mức chi phí tái chế thấp hơn nhiều, và cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước; Định mức chi phí tái chế đề xuất chưa theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn do chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được: Với nhiều vật liệu có giá trị thu hồi cao như nhôm, bao bì giấy, chai nhựa cứng, trong thực tiễn chúng đã được thu hồi hầu như hoàn toàn, không có nguy cơ với môi trường, nhà tái chế đã có lãi. Do vậy, nếu yêu cầu nhà sản xuất đóng góp để hỗ trợ nhà tái chế đang có lãi là chưa hợp lý; Với những vật liệu giá trị thu hồi thấp, như túi nilon, bao bì giấy hỗn hợp ít được tái chế vì lỗ, nguy cơ với môi trường cao thì mới cần nhà sản xuất đóng góp hỗ trợ nhà tái chế; Chi phí quản lý hành chính 3% chưa phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Mức chi phí hành chính 3% trong dự thảo là một khoản tiền rất lớn:

Khảo sát nội bộ với những doanh nghiệp đồ uống lớn VBA cho thấy: khối lượng sản phẩm doanh nghiệp phải thực hiện tái chế khoảng 700.000.000kg/năm. Chi phí hành chính của riêng các thành viên Hiệp hội phải trả là: 109.2 tỷ/năm; Hệ số điều chỉnh đối với các vật liệu bao bì dễ thu gom, tái chế dùng trong sản xuất, kinh doanh đồ uống (bao gồm nhôm, giấy, nhựa, thuỷ tinh) là chưa phù hợp. Định mức chi phí tái chế đề xuất đưa ra hệ số 0,3 cho giấy, chai PET, nhôm.

Theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, với các bao bì, sản phẩm mà giá trị vật liệu thu hồi được cao hơn chi phí tái chế thì hệ số này phải bằng 0 như kinh nghiệm của các nước tiên tiến là Đan Mạch, Na Uy. Định mức chi phí tái chế cao sẽ nguy cơ tác động tiêu cực tới giá cả hàng hóa và người tiêu dùng, không phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và ổn định đời sống nhân dân.

Phó Chủ tịch VBA Chu Thị Vân Anh kiến nghị, về định mức chi phí tái chế, việc áp dụng định mức chi phí tái chế = 0 cho các bao bì, sản phẩm có giá trị vật liệu thu hồi được cao hơn chi phí tái chế, bao gồm bao bì giấy, bao bì nhựa cứng, bao bì kim loại, vì các bao bì, sản phẩm này về cơ bản đã được thu hồi hết, ít có nguy cơ tới môi trường; Việc hỗ trợ cho nhà tái chế đang có lãi là không hợp lý; Với các vật liệu có giá trị thu hồi thấp như bao bì nilon, bao bì giấy hỗn hợp: rất cần đóng góp để hỗ trợ cho nhà tái chế, nhưng giá trị định mức chi phí tái chế cần phù hợp, không cao hơn so với thế giới. Do đó, Dự thảo cần điều chỉnh định mức chi phí tái chế phù hợp cho bao bì sử dụng vật liệu tái chế để khuyến khích tái chế.

Các chuyên gia tại hội thảo cũng cho rằng, Dự thảo cần có lộ trình, phương thức triển khai EPR phù hợp, giảm khó khăn cho doanh nghiệp. Trong hai năm đầu (2024 và 2025), tập trung vào hướng dẫn thi hành, chưa áp dụng hình thức xử phạt. Khảo sát nhanh đối với ngành đồ uống trong tháng 4.2023 cho thấy: 70% số doanh nghiệp cho biết gặp từ khá nhiều cho đến rất nhiều khó khăn với tỷ lệ tái chế bắt buộc hiện nay; 80% số doanh nghiệp chia sẻ về khó khăn, bao gồm hướng dẫn thực hiện, chi phí để triên khai, khó khăn trong việc tìm đơn vị tái chế, không có đủ nhân lực để thực hiện; có tới 61,9% mới biết đến các quy định EPR trong 1 năm qua…

Đời sống

Từ 1.8, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân Nguồn: Bảo hiểm xã hội Đồng Nai
Đời sống

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích

Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2024, người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng qua tài khoản cá nhân đạt tỷ lệ 75% tại khu vực đô thị, BHXH tỉnh Đồng Nai đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, cũng như tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích người hưởng nhận chế độ qua tài khoản ngân hàng.

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG.
Đời sống

Cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới

Trước tình trạng buôn bán, vận chuyển thuốc lá nhập lậu vẫn diễn ra rất phức tạp trên thị trường và qua không gian mạng. Trong đó, có cả thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng… Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG cho rằng: cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới theo hướng quy định rõ cấm hay cho phép sản xuất, kinh doanh thuốc lá thế hệ mới. Đồng thời, cần quy định rõ về chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán, vận chuyển thuốc lá thế hệ mới nhập lậu, bao gồm cả xử lý hành chính và xử lý hình sự; mức định lượng sản phẩm nhập lậu để xử lý hành chính, hình sự…