Cách nào triển khai nhanh các dự án đường sắt đô thị?

Ngày 18.1, Hội thảo khoa học “Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh” tiếp tục phiên làm việc thứ hai về chuyên đề giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để phát triển đường sắt đô thị và khu vực TOD. Các diễn giả cho rằng, để triển khai các dự án nhanh và hiệu quả, cần tách giải phóng mặt bằng thành tiểu dự án, thực hiện tốt cơ chế chia sẻ lợi ích để có sự đồng thuận của người dân và đổi mới quá trình chuyển dịch đất đai.

Kinh nghiệm từ dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô

Khai mạc phiên họp, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông nhận định, công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng… Thực hiện tốt khâu này sẽ góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất, đồng thời hạn chế khiếu nại, tố cáo của người có đất bị thu hồi.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Chia sẻ thực tế dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô, ông Đỗ Đình Phan, Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội cho biết, để có mặt bằng thi công trước khi trao thầu, khâu giải phóng mặt bằng được tách thành tiểu dự án riêng để thực hiện ngay sau khi chủ trương đầu tư được duyệt.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án thành phần giải phóng mặt bằng thường sẽ nhanh hơn so với việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư do không có yếu tố kỹ thuật phức tạp, không phải thỏa thuận với nhiều đơn vị quản lý, khối lượng công việc ít hơn… Do đó, tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần độc lập sẽ “tranh thủ” được thời gian chuẩn bị dự án, giúp khâu này đi trước một bước. Đồng thời, trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, TP. Hà Nội đã chọn những khu tái định cư có điều kiện mặt bằng, giao thông thuận lợi, tốt nhất cho người dân, ông Đỗ Đình Phan cho biết.

Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội gồm 7 dự án thành phần do UBND TP. Hà Nội, UBND tỉnh Hưng Yên và UBND tỉnh Bắc Ninh là cơ quan chủ quản - cơ quan có thẩm quyền. Trong đó 3 dự án đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng theo hình thức đầu tư công, 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và 1 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng BOT. Ông Phan cho biết, dự án đang bám sát tiến độ đề ra và đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể, đã phê duyệt 7/7 dự án thành phần; tỷ lệ thu hồi đất đạt 93,92%; các nhà thầu đã tổ chức 37 mũi thi công trên toàn tuyến...

Yêu cầu đặt ra với việc phát triển mô hình TOD

Trao đổi về cơ chế chuyển dịch đất đai nâng cấp đô thị dựa vào hệ thống giao thông công cộng, GS.TS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần đổi mới quá trình chuyển dịch đất đai. Đồng thời, cần phân tích lợi ích thật cụ thể để thực hiện tốt cơ chế chia sẻ lợi ích để đạt được sự đồng thuận của người dân. “Phát triển kinh tế là quan trọng nhưng bền vững xã hội còn quan trọng hơn”, ông nói.

Trong mô hình TOD (phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng) GS.TS. Đặng Hùng Võ cho rằng, chuyển dịch đất đai cần quan tâm hai vấn đề. Một là, đất để phát triển các tuyến giao thông công cộng nối giữa các đô thị mắt lưới. Hai là, chuyển dịch đất đai để tổ chức lại các không gian đô thị tại các đô thị mắt lưới. Đối với đất để phát triển các tuyến giao thông công cộng, cơ chế Nhà nước thu hồi đất được áp dụng là hoàn toàn hợp lý vì đây là các dự án hạ tầng vì lợi ích công cộng không vì mục tiêu lợi nhuận.

Đối với các tuyến đường tàu điện trên cao, GS.TS. Đặng Hùng Võ cho rằng, có thể đặt thêm vấn đề khai thác không gian dưới các tuyến đường tàu trên cao như thế nào cho có khả năng sinh lợi. Đối với các tuyến đường tàu điện ngầm (Metro), việc thu hồi đất để xây dựng các ga tàu là cần thiết, ngoài ra còn phải xem xét việc bồi thường thiệt hại cho những thửa đất bên trên đường tàu điện ngầm khi không thể xây dựng nhà quá cao tầng. Đồng thời, pháp luật đất đai cần quy định cụ thể về phạm vi thực hiện quyền bề mặt của mỗi thửa đất để minh bạch phạm vi thực hiện quyền bề mặt và xác định rõ ràng mức bồi thường đối với không gian bên trên và bên dưới thửa đất.

Về đổi mới cách tổ chức không gian đô thị tại các đô thị mắt lưới, GS.TS. Đặng Hùng Võ nhận định, không thể áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất, bởi vì không thể thu hồi toàn bộ đất của một đô thị hiện hữu. Hơn nữa, cơ chế thu hồi đất làm tăng rất cao chi phí thực hiện, thậm chí không thể tìm chi phí đủ để thực hiện. Cơ chế chuyển dịch đất đai phù hợp nhất tại các đô thị mắt lưới chính là cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai đã được triển khai thành công ở nhiều nước. Vấn đề còn lại là tìm ra lộ trình thực hiện sao cho phù hợp với hiện trạng đô thị mắt lưới, ông Võ nói.

Kinh tế

Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại ngành xây dựng
Kinh tế

Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại ngành xây dựng

Sáng 5.10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Hà Nội đã diễn ra Chương trình “Vietnam Construction Awards 2024 và Diễn đàn Triển vọng ngành Xây dựng Việt Nam” do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức. Đây là sự kiện thường niên của ngành xây dựng do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức và Tạp chí Người Xây dựng là cơ quan thực hiện.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều địa phương sớm đạt “KPI” du lịch năm 2024

Còn 3 tháng nữa mới hết năm nhưng ngành du lịch của một số tỉnh, thành phố đã cán đích sớm. Hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch trong những tháng cuối năm, và mùa cao điểm đón khách quốc tế là cơ hội để ngành bứt phá.

Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, sản xuất, kinh doanh ổn định
Kinh tế

Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, sản xuất, kinh doanh ổn định

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú cho biết 9 tháng năm 2024, kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét; sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kết quả khá, thành phố thu hút trên 1.540 triệu USD vốn FDI; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng khá so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách.

Chủ tịch HĐQT Meey Group: Ứng dụng công nghệ BĐS sẽ nhanh chóng trở thành thói quen khi người ta nhận ra lợi ích to lớn
Kinh tế

Chủ tịch HĐQT Meey Group: Ứng dụng công nghệ BĐS sẽ nhanh chóng trở thành thói quen khi người ta nhận ra lợi ích to lớn

Ông Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) cho rằng, ứng dụng công nghệ trong bất động sản sẽ nhanh chóng trở thành thói quen của người dân khi họ nhận ra những lợi ích to lớn của công nghệ, dù ban đầu có thể hơi lạ lẫm.

Eximbank nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
Kinh tế

Eximbank nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024

Tối 3.10, tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Á - Enterprise Asia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã vinh dự được trao tặng giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024. Giải thưởng này không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của Eximbank trong việc đổi mới và phát triển bền vững; mà còn tôn vinh những đóng góp tích cực của ngân hàng vào hệ sinh thái tài chính khu vực.

Cột mốc phát triển mới của Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn
Kinh tế

Cột mốc phát triển mới của Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn

Sau gần 5 năm kể từ khi ra mắt, cùng với số lượng dân cư gia tăng mạnh mẽ, Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức) không ngừng bổ sung hàng loạt tiện ích mới. Đây cũng là cách mà Vinhomes tri ân với khách hàng, những người đã tin tưởng lựa chọn đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn làm nơi an cư, lạc nghiệp.

Xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật Quản lý phát triển đô thị cần làm rõ các tiêu chí về đô thị đặc thù; quan tâm đến đô thị thích ứng biến đổi khí hậu; xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong đóng góp, phát triển kinh tế - xã hội...

 Tình hình doanh nghiệp lạc quan hơn rất nhiều
Kinh tế

Tình hình doanh nghiệp lạc quan hơn rất nhiều

Khảo sát nhanh gần đây cho thấy, tình hình doanh nghiệp đã lạc quan hơn rất nhiều, thể hiện niềm tin đã được củng cố, tăng cường. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “tích cực” về kinh tế vĩ mô trong 12 tháng tới cao gấp 5 lần so với kỳ khảo sát trước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Các đại biểu thảo luận tại hội thảo.
Kinh tế

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học

Để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học, Chủ tịch Mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam (VNEI) Nguyễn Trung Dũng cho rằng, trước tiên, các trường phải xác định mục tiêu là gì và tùy chiến lược, nguồn lực của mình để quyết định theo hướng nào...

Toàn cảnh hội thảo
Kinh tế

Sớm có chính sách hỗ trợ sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo

Tại hội thảo "Thúc đẩy phát triển vật liệu xanh: Giải pháp bền vững cho một tương lai xanh" do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 3.9, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng Nguyễn Quang Hiệp cho rằng, để thúc đẩy sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn và xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo.

Cán bộ nhân viên nhà máy chào mừng đoàn tham quan.
Kinh tế

Khách hàng khám phá quy trình sản xuất tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa tổ chức các buổi tham quan Nhà máy Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ cho nhiều đoàn khách hàng tiêu biểu từ miền Bắc và Đông Nam Bộ. Những chương trình này không chỉ là cơ hội giao lưu mà còn giúp khách hàng tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cũng như công nghệ tiên tiến tại nhà máy.

Sau 5 năm thực thi CPTPP đóng vai trò quan trọng thúc đẩy thương mại Việt Nam và các thị trường khu vực châu Mỹ
Kinh tế

Tận dụng CPTPP để mở rộng thương mại với châu Mỹ

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau 5 năm thực thi đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại của Việt Nam với các thị trường châu Mỹ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước châu Mỹ năm 2023 đạt 137,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 114,5 tỷ USD.