Các địa phương cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, không né tránh

Để nắm rõ tình hình địa phương và tháo gỡ kịp thời các tồn tại, khó khăn, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp cùng đoàn công tác đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo TP Bảo Lộc và huyện Đơn Dương.

Thành phố Bảo Lộc - 11 công trình trọng điểm “đang nằm trong giấy”

Theo báo cáo tại cuộc làm việc, năm 2022, tổng giá trị sản xuất ước đạt 17.445 tỷ đồng, tăng 9,5% so với kế hoạch đề ra; tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 2.900 tỷ đồng, bằng 124% so với dự toán được giao. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 176 triệu USD, giảm 12,8%. 

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 5.551 tỷ đồng, vượt 0,9% so với kế hoạch và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2021. Giải quyết việc làm cho 5.300 lao động; trong đó, có trên 65% lao động qua đào tạo. 

Toàn thành phố hiện có 57/77 trường học được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,5%; Bảo Lộc còn lại 198 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,42% và 597 hộ cận nghèo, chiếm 1,26%.

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng: Các địa phương cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, không né tránh -0
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đánh giá cao kết quả mà TP Bảo Lộc đã đạt được, nhưng chính quyền thành phố cũng cần nhìn thẳng vào vấn đề để thấy được những khó khăn, tồn tại

Về công tác đầu tư công, năm 2022, TP Bảo Lộc quản lý hơn 420 tỷ đồng sử dụng đầu tư cho 67 công trình chuyển tiếp, 52 công trình khởi công mới và 2 công trình chuẩn bị đầu tư. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước là 405,912 tỷ đồng. Đến nay, khối lượng triển khai ước đạt 367,5 tỷ đồng, bằng 90,54% kế hoạch vốn được giao và đã giải ngân đạt 367,2 tỷ đồng, bằng 90,48% kế hoạch vốn.

Bên cạnh kết quả đạt được, Bảo Lộc gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, tồn tại trên một số lĩnh vực: Tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư công chưa đảm bảo tiến độ; công tác quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 triển khai chậm; vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, đô thị, đất đai, khai thác khoáng sản vẫn còn xảy ra gây bức xúc trong dự luận; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi nhiều loại tội phạm diễn biến phức tạp; việc thu gom, xử lý rác thải còn nhiều tồn tại ảnh hướng đến môi trường và mỹ quan đô thị…

Tại buổi làm việc, đại diện các cơ quan, đơn vị và lãnh đạo địa phương nêu nhiều vấn đề mà chính quyền TP Bảo Lộc, trong đó tập trung chỉ ra những nguyên nhân để xảy ra các vướng mắc, tồn tại, yếu kém trên từng lĩnh vực, địa bàn phụ trách nói riêng và toàn thành phố nói chung.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - Trần Văn Hiệp ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà TP Bảo Lộc đã đạt được trong năm qua trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, đánh giá cao sự phục hồi mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh; đời sống người dân từng bước ổn định, công tác thu ngân sách đạt kết quả cao so với mặt bằng chung của tỉnh.

Song song với đó, TP Bảo Lộc cũng cần nhìn thẳng vào vấn đề ở từng lĩnh vực cụ thể để thấy được những khó khăn, tồn tại, như: 11 công trình trọng điểm trên địa bàn hiện đang nằm trong giấy, chưa có bước đi, hình thức cụ thể để thực hiện; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; việc chấp hành ý kiến chỉ đạo cấp trên chưa nghiêm túc, chưa chủ động, thiếu quyết tâm; công tác cải cách hành chính còn nhiều yếu kém, song chưa có giải pháp để khắc phục. 

Theo báo cáo của UBND TP Bảo Lộc, đến hiện tại, TP Bảo Lộc đang có 11 dự án, công trình trọng điểm và phần lớn chưa thể triển khai xây dựng. Cụ thể như Dự án xây dựng hệ thống mạng lưới cấp thoát nước; Dự án xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; Khu liên hợp Nhà Thiếu nhi TP Bảo Lộc; Dự án hồ B’Lao Sirê; Dự án hồ Nam Phương 1, hồ Nam Phương 2; Dự án xây dựng trung tâm thương mai tại khu chợ cũ Bảo Lộc và Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa chất lượng cao… Các dự án, công trình trọng điểm chưa thể triển khai do nguyên nhân trực tiếp là việc đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn; giá cả vật tự, nhiên liệu tăng khiến các dự án, công trình bị đội vốn… Đối với các dự án ngoài ngân sách Nhà nước, địa phương chưa kêu gọi được các nhà đầu tư có tâm huyết và đủ năng lực về tài chính.

Trong thời gian tới, Bảo Lộc cần lập tức thay đổi lề lối, phương thức làm việc; đoàn kết, đồng thuận tuyệt đối lấy lợi ích tập thể của địa phương, của Nhân dân đặt lên hàng đầu trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng: Các địa phương cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, không né tránh -0
Sau khảo sát, Chủ tịch tỉnh đề nghị chuyển toàn bộ diện tích đất sân bay Lộc Phát về cho tỉnh quản lý phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Khai thác du lịch, nông nghiệp hiệu quả cao tại huyện Đơn Dương

Bước qua đại dịch Covid-19, Đảng bộ, chính quyền huyện Đơn Dương đã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2022. Theo đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ; phương án sản xuất đảm bảo an toàn, trật tự xây dựng, trật tự đô thị có nhiều chuyển biến. Các hoạt động thu hút đầu tư được đẩy mạnh; nhiều doanh nghiệp đã quan tâm, đến khảo sát và đề nghị đầu tư các dự án trọng tâm, trọng điểm trên địa bàn huyện. An sinh xã hội được đảm bảo, triển khai kịp thời các chương trình, chính sách hỗ trợ cho các đối hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, thu ngân sách nhà nước đạt 292 tỷ đồng, tăng 39,3% so KH, tăng 32,8% cùng kỳ năm trước; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 0,07% (KH 0,12%). Tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 94,5% (KH 94,2%). Trong năm, có hai xã Đạ Ròn, Tu Tra được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 6/8 xã, đạt 75%; hiện có 3/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.

Bên cạnh kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của huyện còn gặp khó khăn, hạn chế như: Tình trạng san gạt, cải tạo mặt bằng, khai thác khoáng sản trái phép, lấn chiếm đất lâm nghiệp, lấn chiếm hàng lang công trình thuỷ lợi vẫn còn diễn ra trên một số địa bàn.  

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng: Các địa phương cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, không né tránh -0
Huyện Đơn Dương tập trung quan tâm khai thác tối đa tiềm năng du lịch, nông nghiệp hiệu quả cao

Bên cạnh đó, tiến độ thi công, giải ngân nguồn vốn xây dựng cơ bản tại một số công trình trọng điểm còn thấp. Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm; Công tác lập quy hoạch của huyện và các xã, thị trấn còn chậm… Chương trình xây dựng nông thôn mới tuy tập trung thực hiện nhưng kết quả đạt được còn hạn chế, nhất là triển khai các mô hình kiểu mẫu trong sản xuất; một số chỉ tiêu hạng mục xây dựng nông thôn mới chưa có sự bứt phá, chuyển biến mới. 

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh và các ngành thẳng thắn trao đổi, phân tích rõ những khó khăn, thuận lợi; các mặt đạt và chưa đạt để cùng đưa ra các giải pháp tháo gỡ kịp thời như: Dự án đầu tư nhà máy nước sạch Kazam; triển khai quy hoạch đô thị Phi Nôm - Thạnh Mỹ; vấn đề đầu tư y tế, tăng số giường bệnh, bác sỹ cho người dân; giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ; công tác phát triển Đảng…

Thông qua chuyến đi thực tế, ghi nhận được nhiều kiến nghị, khó khăn cũng như các mặt công tác mà huyện Đơn Dương còn tiếp tục tập trung trong thời gian tới.

Qua ghi nhận thực tế, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Huyện cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; căn cứ văn bản, phân công cụ thể về đơn vị thực hiện; cân đối nguồn lực, rà soát các nhiệm vụ chưa hoàn thành để có kế hoạch cụ thể hoàn thành mục tiêu. Quan tâm công tác y tế, bệnh viện chất lượng cao. Chuẩn bị công tác chăm lo tết cho nhân dân và các đối tượng chính sách. Chú trọng công tác phòng chống thiên tai, làm tốt công tác thu chi ngân sách. Làm tốt công tác cải cách hành chính, chú trọng chăm lo sức khỏe nhân dân. Đặc biệt, Huyện cần tập trung quan tâm khai thác tối đa tiềm năng du lịch, nông nghiệp hiệu quả cao.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.