6 năm được UNESCO vinh danh

Ca trù khắc khoải chờ... đề án bảo tồn

Sau khi được UNESCO vinh danh năm 2009, ca trù đã có bước phát triển đáng kể, nhưng đến nay loại hình âm nhạc bác học này vẫn chưa thoát khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp. Theo TS. Lê Thị Minh Lý, ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia, nguyên nhân là do chưa có đề án quốc gia về bảo tồn ca trù.

Khó kết nối các tỉnh, thành

Là người dõi theo ca trù từ khi làm hồ sơ, TS. Lê Thị Minh Lý chia sẻ: bảo tồn ca trù hiện vẫn là công việc khẩn cấp. “Năm ngoái Việt Nam đã trình lên UNESCO báo cáo về những công việc liên quan đến bảo vệ ca trù. UNESCO thấy chưa đủ điều kiện xem xét đưa di sản này ra khỏi tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp và yêu cầu đến năm 2017, Việt Nam phải có báo cáo tiếp theo. Khi ấy, Việt Nam sẽ phải trả lời UNESCO là ca trù đã thoát khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp hay chưa? Nếu khẳng định ca trù đã vượt qua tình trạng bảo vệ khẩn cấp, phải chỉ ra các biện pháp Việt Nam đã thực hiện, cũng như chứng minh kết quả đó là bền vững, hay chỉ là tình thế…”.

Nguồn: vcmedia.vn
Nguồn: vcmedia.vn

Sự phát triển của ca trù hiện nay đã chứng minh cho những nỗ lực bảo vệ di sản này. Tuy nhiên, TS. Lê Thị Minh Lý cho rằng: Công cuộc bảo tồn ca trù có vấn đề là cho tới nay chưa có đề án bảo tồn cấp quốc gia. Trong khi đó, hát xoan được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp năm 2011, đến năm 2013, đề án bảo tồn và phát huy giá trị hát xoan Phú Thọ đã được Chính phủ phê duyệt và có lộ trình đến 2020. Với những hành động tích cực, đến năm 2016, dự kiến hát xoan sẽ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ kinh nghiệm của hát xoan cho thấy, ca trù cần có đề án ở cấp quốc gia, với những định hướng lớn, từ đó để các tỉnh, thành vận dụng. So với hát xoan, ca trù có cái khó là 14 tỉnh, thành tham gia vào hồ sơ di sản, và để xây dựng đề án có tính chiến lược đòi hỏi 14 tỉnh, thành phải có những kế hoạch, chương trình riêng nhưng thống nhất, kết nối trong chương trình quốc gia. Sự chậm trễ cho ra một đề án quốc gia bảo tồn ca trù là do ca trù có địa bàn quá rộng, mai một quá lâu, và mức độ mai một, phục hồi không giống nhau; sự quan tâm của từng địa phương khác nhau.

Hà Nội cần tiên phong

Tại tọa đàm Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ca trù Hà Nội, do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức sáng 22.10, các nhà nghiên cứu cho rằng, là thành phố lớn, có nhiều nghệ nhân thực hành, nhiều câu lạc bộ, sức sống của ca trù dẫn đầu trong số 14 tỉnh, thành có di sản này, Hà Nội nên tiên phong xây dựng chương trình bảo vệ ca trù. Đã có nhiều tâm tư “gửi gắm” từ động thái của Hà Nội sẽ là cơ sở xây dựng đề án quốc gia bảo tồn ca trù.

Hà Nội hiện có 14 câu lạc bộ và nhóm ca trù đang hoạt động, với 50 người có khả năng truyền dạy, 220 người thực hành, hàng trăm người theo học... Các câu lạc bộ còn giữ được hơn 30 thể cách, điệu múa cổ, sáng tác thêm 18 làn điệu biểu diễn phục vụ nhân dân và khách du lịch. Tuy nhiên, nhiều nghệ nhân ca trù Hà Nội bày tỏ, ca trù khó thu hút và kén người học, nếu học được thì cũng không có nơi biểu diễn. Nhiều nghệ nhân tâm niệm bảo tồn ca trù nên đào tạo miễn phí, nhưng sau khi đào tạo, nhiều bạn trẻ đã chuyển sang nghề khác vì không sống được với nghề. Hơn nữa, việc truyền dạy hoàn toàn do cá nhân, câu lạc bộ tự trang trải chi phí nên cũng đang duy trì cầm chừng. Số ít người nắm giữ di sản tuổi đời đã 80 - 90 nhưng chưa có chính sách hỗ trợ…

Theo TS. Lê Thị Minh Lý, Hà Nội cần xây dựng dự án bảo tồn ca trù, đánh giá toàn diện việc bảo vệ ca trù 6 năm qua; đầu tư cấp tốc cho việc trao truyền. Hà Nội cũng phải tạo điều kiện để ca trù được trình diễn, thực hành thường xuyên, nếu không ca trù không có sức sống bền vững. Bên cạnh đó, tăng cường nghiên cứu bài bản ca trù, tư liệu hóa các bài bản mà nghệ nhân lớn tuổi đang nắm giữ để câu lạc bộ sử dụng truyền dạy, bảo đảm ca trù không bị nhất thể hóa, từng câu lạc bộ có bản sắc; cho ca trù cơ hội được giới thiệu ở trong các không gian khác nhau... Đào tạo công chúng cho ca trù là chìa khóa bảo vệ di sản.

Mỗi năm xây một tầng tháp

Theo GS. TS. Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, trong mấy năm qua ca trù đã có bề rộng, lực lượng biểu diễn đông đảo hơn, nhưng nếu mời một câu lạc bộ biểu diễn, nhiều lắm họ hát đến 10 thể cách, quá khiêm tốn so với 60 thể cách ca trù. Nếu coi ca trù là lâu đài, ngôi tháp mười mấy tầng, chúng ta mới ở tầng một. Có lẽ phải có dự án 10 năm, mỗi năm xây một tầng tháp, đặt mục tiêu trao truyền bao nhiêu thể cách, sau đó chúng ta mới có thể xây dựng lại lâu đài ca trù không những như xưa mà còn lung linh hơn.

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.