Cả nước phát hiện gần 2.500 ca Covid-19 mới, có 21 trường hợp thở máy xâm lấn

Bộ Y tế cho biết, trong ngày 20.4, cả nước phát hiện 2.461 ca Covid-19 mới, tăng 302 ca so với ngày 19.4.

Như vậy, số ca Covid-19 tiếp tục trên đà tăng mạnh, chỉ trong 3 ngày từ 18.4 - 20.4 đã ghi nhận tới 6.142 ca nhiễm mới.

Theo Bộ Y tế, thống kê từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng số 11.538.248 trường hợp mắc Covid-19, đứng th 13/230 quc gia và vùng lãnh th. Trong khi đó, vi t l s ca nhim/1 triu dân, Vit Nam đứng th 121/230 quc gia và vùng lãnh th (bình quân c 1 triu người có 116.603 ca nhim).

Cả nước phát hiện gần 2.500 ca Covid-19 mới, có 21 trường hợp thở máy xâm lấn -0
Biểu đồ theo dõi số ca Covid-19 mới tính tới ngày 20.4 (Ảnh: Bộ Y tế)

Về tình hình điều trị, trong ngày 20.4 có 245 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi, nâng tổng số ca đã điều trị khỏi từ đầu dịch đến nay lên 10.615.987 trường hợp.

Hiện nay, cả nước có 80 bệnh nhân Covid-19 phải thở oxy qua mặt nạ, trường hợp thở oxy dòng cao HFNC và có tới 21 trường hợp phải can thiệp thở máy xâm lấn.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Về tình hình tiêm chủng, thống kê tới hết ngày 19.4, tổng số liều vắc xin Covid-19 đã được tiêm là 266.114.033 liều.

Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.512.412 liều; Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.964.983 liều; Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.636.638 liều.

Để khử khuẩn phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới,  Bộ Y tế khuyến cáo:

Đối với nơi ở, nơi làm việc, trường học, nơi lưu trú (hộ gia đình, khu chung cư, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, ký túc xá), khi không có người mắc/nghi mắc Covid-19, cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường.

Khi có người có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 (đau họng, sốt, ho, khó thở), hoặc được xác định mắc Covid-19; hoặc nơi ở, nơi lưu trú được sử dụng để cách ly người mắc Covid-19, cần thực hiện vệ sinh khử khuẩn hàng ngày các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc (như sàn nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, vòi nước, nút xả bồn cầu, mặt bàn ghế, khung giường, tủ quần áo, bàn phím,...).

Biện pháp thực hiện vệ sinh khử khuẩn:

- Dùng khăn lau thấm các chất tẩy rửa thông thường/các dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt tính/cồn 70% lau các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

- Nếu sàn nhà hoặc bề mặt vật dụng bẩn, cần làm sạch sàn nhà, bề mặt bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.

- Sử dụng khẩu trang, găng tay cao su, kính bảo vệ mắt khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn.

Tại các nơi công cộng như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng,... cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường hàng ngày, lau các bề mặt thường xuyên tiếp xúc bằng các chế phẩm tẩy rửa đa năng. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn các bề mặt thường xuyên tiếp xúc trong trường hợp có người (nhân viên, khách hàng) được xác định mắc Covid-19.

Ý kiến bạn đọc

Tin tức

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.